| Hotline: 0983.970.780

Hãi hùng bóng bì lợn

Thứ Hai 14/01/2013 , 10:35 (GMT+7)

Tết cổ truyền với người dân miền Bắc gia đình nào cũng “thủ sẵn” một ít bóng bì lợn để nấu các món ăn. Có mặt tại làng Bình Lương, xã Tân Quang (Văn Lâm, Hưng Yên) là “kinh đô” bóng bì lợn, chúng tôi phải rùng mình.

Chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, các làng nghề đang hoạt động hết công suất làm hàng Tết. PV NNVN đột nhập một số làng nghề và chứng kiến cảnh người sản xuất mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt có những làng nghề sử dụng nhiều loại hóa chất trong quá trình SX trông rất hãi hùng.

Hãi hùng bóng bì lợn

Tết cổ truyền với người dân miền Bắc gia đình nào cũng “thủ sẵn” một ít bóng bì lợn để nấu các món ăn. Tuy nhiên, quá trình sản xuất thì người mua chưa biết được công nghệ như thế nào? Có mặt tại làng Bình Lương, xã Tân Quang (Văn Lâm, Hưng Yên) là “kinh đô” bóng bì lợn, chúng tôi phải rùng mình.

Người ăn làm sao mà biết?

Trong vai một người đi mua hàng đưa về miền Trung tiêu thụ trong dịp Tết, chúng tôi đã lách qua được con mắt nghi ngờ của người dân nơi đây. Hôm chúng tôi đến, trời mưa, rét, cả làng mất điện nhưng tiếng máy phát điện vẫn nổ ầm ầm phục vụ cho công việc làm bóng bì lợn.

Có ý định mua số lượng lớn, chúng tôi vào cơ sở sản xuất bóng bì lợn của ông Ph ở ngày đầu làng. Khi nghe xong “nguyện vọng”, ông Ph nói: “Các chú bữa nay đi lấy cũng khó đấy, lấy ít thì được, lấy nhiều phải gom từ nhiều nhà. Gần Tết rồi thị trường tiêu thụ nhiều nên khan hàng lắm. Năm nay bóng bì lợn có giá, càng gần Tết có xu hướng tăng lên. Để tôi alô hỏi các hộ xem thế nào”.

Sau một hồi nói chuyện qua điện thoại, ông Ph bảo: “Các chú yên tâm, nếu lấy hôm nay thì không có nhiều nhưng vài ngày nữa đủ hàng. Các chú chỉ đặt tiền cọc trước cho người ta một ít, lúc nào ra cứ alô để họ chuẩn bị hàng trước là được”.

Thấy nhà ông Ph sản xuất bóng bì lợn, tôi hỏi ông Ph: Sao nhà chú không có hàng bán vậy? Ông Ph cho hay: “Nhà tôi làm nhiều lắm, mỗi ngày phải trên 3 tạ bì lợn. Hàng tôi làm ra chỉ qua sơ chế, mình lóc hết mỡ, cạo sạch lông và tẩy rửa rồi phơi khô xuất sang Trung Quốc, tôi không bán trong nước”.


Bì được ngâm trong hóa chất tẩy trắng

Tôi hỏi tiếp, Trung Quốc mua loại này làm gì vậy? Ông Ph nói: “Cái này tôi chịu, tôi chỉ bán lại cho thương lái rồi họ vận chuyển lên cửa khẩu. Còn họ làm gì thì không biết, tôi làm ra bao nhiêu cũng bán hết. Thời gian gần đây cơ quan chức năng “mạnh tay” với bì tươi nên việc thu gom gặp khó khăn”.

Theo lời chỉ lối, chúng tôi rời nhà ông Ph tìm đến các cơ sở để đặt hàng. Dọc đường vào làng, hầu như nhà nào cũng tận dụng khoảng đất trống để phơi, thậm chí hành lang nhà cửa đều nhường chỗ cho bóng bì hết. Anh Tr, chủ một cơ sở chuyên làm bóng bì lợn tại thôn Bình Lương đang phân loại  bì lợn. Tất cả bì đều được để trên nền gạch nhầy nhụa nước bẩn, cạnh đó là cống nước, còn thùng, xô, chậu cáu đen nằm ngổn ngang. Số bì có một ít ngả màu vàng, thứ trắng xóa… bốc mùi hôi.


Bì lợn nằm la liệt, bốc mùi hôi thối

Hỏi bóng bì đưa từ đâu về, anh Tr cho biết: "Bóng bì được đưa từ Hà Nội và các vùng lân cận, hiện mỗi kg có giá 15 ngàn đồng. Cứ 3 kg bì tươi thì cho ra gần 1 kg bì khô. Bì đưa về chúng tôi lọc mỡ hết, mỡ sẽ được lọc để rán, còn bì được chế biến thành bì khô. Số bì lợn bị ôi, bốc mùi hôi thối là do các chủ thu gom đưa rải rác về, do vậy chúng tôi để lại mới làm một thể luôn”. Thấy tôi thắc mắc về chất lượng, anh Tr trấn an: “Anh yên tâm, số bì này chúng tôi có công nghệ “bí mật”, những miếng bì lợn sẽ bay mùi hết”.


Bì được tẩy trắng tinh

Tôi đặt vấn đề với anh Tr, làm bẩn như vậy người ăn có bị sao không? Anh Tr bảo: “Nhìn thế này thôi nhưng qua nhiều công đoạn, chúng tôi cho ra những sản phẩm trắng đẹp hết. Người làm mới biết bẩn chứ người ăn sao biết làm như thế nào đâu. Hàng chúng tôi giao cho anh chỉ có đẹp, anh không thích đi chỗ khác. Bữa nay hàng làm không kịp, có bao nhiêu cũng bán hết”.


Một chủ cơ sở đang trần bì ngay cạnh khu nước thải

Sử dụng hóa chất chế biến

Chúng tôi vào nhiều cơ sở chế biến, điều khiến chúng tôi rùng mình là tại mỗi cơ sở những thùng, can đựng hóa chất xếp chồng lên để xử lý bì lợn. Nhưng số hóa chất này không nhãn mác. Có mặt tại cơ sở sản xuất của hộ gia đình anh H đang ngâm bì. Thứ bì lợn cạo lông, tách hết mỡ bỏ vào thùng hóa chất pha sẵn để tẩy trắng, từng miếng bì cho vào thùng hóa chất bọt sủi sùng sục giống như bỏ vào axít.


Nước dùng tẩy trắng bì bóng rơi xuống đất sủi bọt

Ông Ph, chủ cơ sở sản xuất bóng bì lợn xuất đi Trung Quốc cho biết: “Làng nghề sản xuất bóng bì lợn nên có nhiều cơ quan ban ngành hay lui tới. Như tôi xuất đi Trung Quốc, mỗi xe mất 3 triệu đồng tiền giấy tờ. Trước thì cán bộ quản lý thị trường, môi trường ngồi ngoài quốc lộ 5, nhưng giờ họ vào tận làng săn đón làm giấy tờ cho mình luôn. Không có giấy thì không thể đưa hàng lên cửa khẩu được. Còn bóng bì chở đi các tỉnh tiêu thụ không lo gì, gặp công an thì bảo là bánh đa”.

Khi chúng tôi hỏi đây là chất gì thì chính những người dân cũng không biết, họ chỉ biết rằng nó giống như ôxi già. Cứ bỏ vào là sủi bọt lên và tẩy trắng được bì lợn. Mỗi thùng hóa chất sử dụng đi sử dụng lại nhiều lần.

Rời cơ sở anh H, chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất của bà Kh. Hai vợ chồng bà mỗi người một công đoạn làm bóng bì. Chồng  lọc bì, còn vợ luộc. Chỉ vào đống bì lợn đã được làm sạch, bà Kh trần tình: “Vì bì lợn thu mua ở khắp nơi, nhiều khi phải thuê người đi thu mua rồi gửi qua đường xe khách. Nguồn hàng không phải lúc nào cũng đủ nên nhiều khi người thu mua phải “đợi” gom được số lượng kha khá mới gửi xe, nên việc bì lợn đã có mùi ôi là không tránh khỏi. Để giải quyết những mùi khó chịu và những miếng bì đã chuyển màu, các cơ sở sản xuất đã trần qua nước sôi, sau đó ngâm qua dung dịch làm trắng cho bì có màu trắng và hết mùi…".


Một cơ sở đang phân loại bì

Thấy cảnh chồng bà Kh tay không sục vào thùng vớt bì ra, tôi xanh mặt. Ông ta hồn nhiên: “Chú ngon cứ bỏ tay vào là biết, nước này nó ngứa lắm. Tôi tiếp xúc hàng ngày quen rồi, tuy nhiên sau mỗi lần phải rửa tay thật sạch. Mỗi đợt bì tẩy trắng mình bỏ vào ngâm khoảng từ 4 đến 6 tiềng đồng, bì lợn sẽ được làm trắng và đưa đi phơi hoặc sấy. Ở đây hộ nào cũng vậy, không có dung dịch này thì không thể trắng được”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm