| Hotline: 0983.970.780

“Hai Lúa” xứ Tuyên

Thứ Hai 29/09/2014 , 10:15 (GMT+7)

Đến nay cơ sở SX của anh Long đã cung cấp cho thị trường 264 máy tách hạt ngô; 22 máy ép phân viên và mới đây anh Long làm máy vận chuyển cột sóng của Viettel lên núi.

Thường phục là bộ bảo hộ, khuôn mặt sạm nắng và luôn tươi cười, đó là anh Hứa Văn Long ở km 31, xã Thái Sơn, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Tuy không được đào tạo qua trường lớp, nhưng anh Long lại thích khám phá, tìm tòi, sáng chế ra máy tách hạt ngô, ép phân viên...

Đến nay cơ sở SX của anh Long đã cung cấp cho thị trường 264 máy tách hạt ngô; 22 máy ép phân viên và mới đây anh Long làm máy vận chuyển cột sóng của Viettel lên núi.

Trước đây anh Long chỉ biết gắn bó với ruộng đồng và làm thêm nghề dịch vụ cơ khí sửa chữa những công cụ SX nông nghiệp của bà con trong thôn. Khi phong trào trồng ngô trên đất ruộng mở rộng, thấy bà con vất vả trong việc tách hạt bảo quản ngô, năm 2007 anh đã sáng tạo máy tách hạt ngô.

Cấu tạo của máy tách hạt ngô gồm 3 cụm chi tiết: Bộ phận chân đế, bộ phận tách hạt (quả lô, máng đổ ngô) và động cơ điện.

Toàn bộ phụ tùng, linh kiện đều do anh chế tạo thủ công, sau 2 tháng nghiên cứu và bắt tay gia công chi tiết, tháng 7/2007 chiếc máy tách hạt ngô đầu tiên được ra đời. Máy mỗi giờ tách được hơn 1,2 tấn hạt, chi phí tiền điện chỉ hết 1.000 đồng.

Ghi nhận công sức sáng tạo SX nông nghiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã tặng Bằng khen cho anh Hứa Văn Long trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2005 - 2009; Bằng khen SX kinh doanh giỏi năm 2007-2008 và Bằng khen Sáng chế giải pháp kỹ thuật năm 2012.

Không như máy chạy dầu diezen do Trung Quốc chế tạo, máy tách hạt ngô của anh Long khi tách hạt không bị vỡ, không lẫn lõi, hạt được tách khỏi lõi đảm bảo sạch không phải sàng sẩy, đặc biệt không gây tiếng ồn.

Vụ lúa xuân 2011, tỉnh Tuyên Quang tham gia dự án phân viên nén dúi sâu - chương trình của nước ngoài tài trợ. Để cung cấp phân viên NK (phân viên nén dúi sâu), trên địa bàn có hộ dân vào tận Huế mua chiếc máy ép phân nén NK đã qua sử dụng với giá gần 40 triệu đồng, công suất máy thực hiện được 1,8 tấn/ngày.

Thấy sản phẩm của máy này làm ra không đáp ứng đủ cho bà con, anh Long đã tìm hiểu nghiên cứu, chế tạo máy ép phân NK mới.

Khác với chiếc máy của hộ dân mua về, chiếc máy của anh Long chế tạo không rườm rà. Máy vận hành an toàn, không gây tiếng ồn, công suất đạt trên 5 tấn/ngày, chất lượng sản phẩm cao hơn hẳn.

Chiếc máy này có 4 cụm chi tiết anh phải đặt hàng là động cơ điện, hộp đồng tốc, quả lô và vòng bi. Do 2 quả lô đóng vị trí quan trọng và đòi hỏi độ chính xác cao, ở Tuyên Quang không có nơi nào gia công được, anh Long phải về tận Hà Nội đặt đúc.

Mặc dù đã thành công sáng chế 3 thiết bị phục vụ SX, nhưng từ trung tuần tháng 9 đến nay, anh Long cùng nhóm thợ về xã Phù Lưu (huyện Hàm Yên) thực hiện một ý tưởng mới. Đó là vận động nhóm hộ trồng cam tham gia ký kết vận chuyển cam xuống núi vào mùa thu hoạch.

Theo đó các hộ đóng cam vào thùng carton, sau đó xếp lên thùng công nông và cho máy chở xuống từng chuyến. Theo tính toán mỗi chuyến vận chuyển được từ 5 - 6 tạ quả. Cách thức này không chỉ tiết kiệm chi phí, giải phóng sức lao động, mà quá trình vận chuyển không làm cam bị dập hoặc vương vãi như hệ thống cáp treo chạy bằng dòng dọc.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm