| Hotline: 0983.970.780

Hai người Việt được vinh danh lãnh đạo trẻ toàn cầu

Thứ Năm 14/03/2013 , 13:49 (GMT+7)

Lãnh đạo trẻ toàn cầu (YGL) là giải thưởng được Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) bình chọn và trao tặng hàng năm cho các cá nhân dưới 40 tuổi có đóng góp lớn cho lĩnh vực chuyên môn và xã hội.

Được vinh danh trong danh sách năm nay của Diễn đàn Kinh tế Thế giới là ông Giản Tư Trung - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) và bà Lê Thị Thu Thủy, Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.

Lãnh đạo trẻ toàn cầu (YGL) là giải thưởng được Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) bình chọn và trao tặng hàng năm cho các cá nhân dưới 40 tuổi có đóng góp lớn cho lĩnh vực chuyên môn và xã hội.

Theo danh sách YGL 2013 được công bố ngày 12/3, Việt Nam có hai đại diện. Đó là ông Giản Tư Trung - Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) và bà Lê Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.


Nữ CEO của Vingroup - Lê Thị Thu Thủy.

Bà Lê Thị Thu Thủy sinh năm 1974. Trước khi làm Phó chủ tịch Vingroup, bà Thủy từng giữ chức Phó chủ tịch Lehman Brothers tại các thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Singapore và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư bất động sản ở châu Á. Bà gia nhập Vingroup năm 2008 với vai trò CFO, sau đó là Phó chủ tịch phụ trách đầu tư kiêm CEO. Sau khi nhậm chức, bà ghi dấu ấn bằng các thương vụ phát hành 100 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế của Vincom năm 2009 và 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi quốc tế của Vingroup năm 2012.

Ông Giản Tư Trung sinh ra và lớn lên ở Nghệ An, từng đầu quân cho các hãng kiểm toán lớn trên thế giới như KPMG, PwC và DTT. Sau thời gian làm việc tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ở Hà Nội, ông cùng một số người thành lập Tổ hợp Giáo dục PACE và giữ nhiệm vụ Chủ tịch kiêm Giám đốc. Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục (IRED) là một tổ chức nghiên cứu độc lập và phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.


Giám đốc Tổ hợp giáo dục PACE - Giản Tư Trung.

Năm 2012, Việt Nam cũng có một đại diện lọt vào danh sách. Đó là TS Phạm Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tổ hợp Giáo dục TOPICA. Trước đó, GS Ngô Bảo Châu (năm 2011), ông Jimmy Phạm - Sáng lập viên kiêm Giám đốc điều hành Tổ chức KOTO quốc tế (2011), ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Sovico Group (2007) và bà Phạm Thị Huệ - sáng lập nhóm Hoa phượng đỏ ở Hải Phòng (2007) cũng được trao giải này.

Giải thưởng năm nay được WEF trao cho 199 lãnh đạo trẻ đến từ 70 quốc gia trên thế giới. Lĩnh vực hoạt động của họ rất đa dạng, từ văn hóa - nghệ thuật, giáo dục, truyền thông, đến kinh doanh và chính trị. Châu Âu góp mặt nhiều nhất với 49 đại diện, theo sau là Đông Á (45), Bắc Mỹ (40), châu Phi cận Sahara (19), Nam Á (18), Mỹ Latin (16) và Bắc Phi (12).

Những người này được WEF chọn ra từ hàng nghìn ứng cử viên. Ban đầu, họ được rà soát kỹ càng về chuyên môn và lý lịch. Sau đó, các ứng viên được đánh giá độc lập bởi Hãng nghiên cứu lãnh đạo toàn cầu Heidrick & Struggles. Một hội đồng do Hoàng hậu Rania Al Abdullah của Jordan đứng đầu sẽ loại bỏ lần cuối. Các ứng cử viên được chọn dựa trên thành tích chuyên môn, kiến thức, cam kết với xã hội và khả năng vượt khó.

Theo VnExpress

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm