| Hotline: 0983.970.780

Hạn chế bệnh vàng rụng lá cao su bằng bón phân

Thứ Hai 02/08/2010 , 10:45 (GMT+7)

Liên tiếp trong nhiều số báo vừa qua, NNVN đã có nhiều bài phản ánh việc bùng phát bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora cassiicola trên cao su.

Liên tiếp trong nhiều số báo vừa qua, NNVN đã có nhiều bài phản ánh việc bùng phát bệnh vàng rụng lá do nấm  Corynespora cassiicola trên cao su. Áp dụng cách phòng trừ theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu cao su mà NNVN đã đăng tải (sử dụng thuốc Anvil 5EC phối hợp với Carbendazim, chuyển chế độ cạo từ D2 sang D3), nhiều nhà vườn ở vùng dịch cho biết đã có kết quả bước đầu, một số vườn đã có thể khai thác nhẹ lại. Cũng tại đây, nông dân còn cho biết nếu bón bổ sung 100 kg vôi + 50 kg KCl/ha sau phun thuốc thì hiệu quả còn tích cực hơn.

Vôi và nhất là kali, ngoài yếu tố dinh dưỡng còn có tác dụng tăng cường khả năng kháng bệnh cho cây trồng. Các thử nghiệm của công ty phân bón Việt Nhật kết hợp với TTKN Đồng Nai trên các vườn cao su ở Trảng Bom và Thống Nhất từ cuối 2009 đến đầu 2010 với hàm lượng kali cao hơn công thức truyền thống có tỷ lệ NPK 2:1:2 đều cho thấy cây cao su đáp ứng với kali rất cao, các vườn thử nghiệm đều có năng suất cao hơn đối chứng từ 15-25%. Đặc biệt tàn lá của những vườn này đều sinh trưởng phát triển tốt, cành chắc khỏe, tỷ lệ nhiễm các loại nấm bệnh đều thấp hơn.

Trên các vườn bị bệnh, sau khi phun xịt thuốc trừ nấm như trên, Việt Nhật khuyến cáo bón tiếp 2 đợt phân.

Tháng 7-8 (dương lịch)

Tháng 9-10 (dương lịch)

NPK Việt Nhật 12-7-19: 250 kg/ha (nếu được bón thêm Dolomite hoặc phân lân nung chảy: 100 – 700 kg/ha)

NPK Việt Nhật 12-7-19: 250 kg/ha

Xem thêm
Bổ sung 1 cặp hươu sao lên đảo Bạch Long Vỹ

HẢI PHÒNG Hơn 10 ngày sau khi phát hiện cá thể hươu sao trên đảo, huyện Bạch Long Vỹ được bổ sung thêm 1 cặp hươu khác, có cả đực và cái để phát triển đàn.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.