| Hotline: 0983.970.780

Hạn chế tình trạng cả họ làm quan: Cần áp dụng Luật Hồi tỵ

Thứ Tư 19/04/2017 , 09:08 (GMT+7)

Để khắc phục tình trạng này, nhiều chuyên gia pháp lý, nhà nghiên cứu cho chỉ còn cách áp dụng luật Hồi tỵ mà cha ông ta đã từng thực hiện rất hiệu quả trong lịch sử.

Thời gian gần đây, báo chí và dư luận liên tục phản ánh, phát hiện tình trạng cả họ làm quan, bố bổ nhiệm con, anh em cũng làm lãnh đạo trong một đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, đó chỉ mới là “phần nổi của tảng băng”, thực tế còn rất nhiều vụ việc nữa chưa bị phanh phui phát hiện. Nguyên nhân là do chúng ta chưa có quy định chặt chẽ, khoa học trong công tác đề bạt, bổ nhiệm, bố trí cán bộ, nhất là những vị trí chủ chốt, lãnh đạo quản lý.

Để khắc phục tình trạng này, nhiều chuyên gia pháp lý, nhà nghiên cứu cho chỉ còn cách áp dụng luật Hồi tỵ mà cha ông ta đã từng thực hiện rất hiệu quả trong lịch sử. Bởi vì, thực tế các biện pháp giáo dục, thuyết phục, nâng cao ý thức nhưng không đủ sức răn đe nên gần như không có tác dụng và tình hình ngày càng trầm trọng hơn.

Luật Hồi tỵ được áp dụng lần đầu tiên dưới thời vua Lê Thánh Tông trong bộ Lê triều Hình luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) có quy định: "Quan lại không được lấy vợ, kết hôn, làm thông gia ở nơi mình cai quản; cũng như không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà ở nơi mình làm quan lớn, không được dùng người cùng quê làm người giúp việc".

Quy định này được phát triển, mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và triệt để hơn dưới thời Minh Mạng, thậm chí nghiêm cấm quan lại đầu tỉnh không được đặt quan hệ giao du, kết thân, kết hôn với đàn bà, con gái nơi mình trị nhậm, cấm tậu nhà, tậu ruộng... trong địa hạt cai quản của mình.

Không phải ngẫu nhiên mà dưới thời các vị vua anh minh Lê Thánh Tông và Minh Mạng là thời kỳ đất nước ta ổn định và phát triển rực rỡ về mọi mặt. Có thể khẳng định một trong những nguyên nhân, đó là các triều đại này xây dựng được các định chế quan lại khoa học, chặt chẽ, nghiêm khắc.

Thực tế cho thấy, hầu hết các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật đều bắt nguồn, xuất phát từ công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Từ những sai phạm trong công tác cán bộ mà cơ quan chức năng đã phát hiện, phanh phui hàng loạt các sai phạm khác có liên quan như tiêu cực, tham nhũng, bè phái, cục bộ...

Vì vậy, theo chúng tôi, cơ quan có thẩm quyền cần sớm nghiên cứu ban hành quy định về nghiêm cấm đề bạt bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý theo hướng kế thừa những tinh hoa, khoa học của luật hồi tỵ. Trong đó, quy định rõ ràng, cụ thể đối với từng trường hợp người thân trong một gia đình, dòng họ không được giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong cùng một cơ quan, đơn vị, địa phương; những người cùng quê không cùng lúc giữ các chức vụ đứng đầu địa phương, đơn vị; bố, mẹ; vợ chồng; con cái không cùng lúc làm trong một cơ quan, đơn vị...

(Sở Tư pháp Kon Tum)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.