| Hotline: 0983.970.780

Hạn hán thách thức

Thứ Ba 25/11/2014 , 10:15 (GMT+7)

Theo ông Trương Minh Châu, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An thì nỗi lo lớn nhất hiện nay của các địa phương chính là nguồn nước tưới cho lúa xuân. 

* Giảm diện tích, tăng sản lượng

Ông Hồ Ngọc Sỹ, GĐ Sở NN-PTNT Nghệ An cho hay, năm 2014 tổng sản lượng lương thực  toàn tỉnh đạt 1,2 triệu tấn, cao nhất từ trước đến nay.

Diện tích lúa xuân  90.249 ha, tăng gần 1.600 ha so với vụ xuân 2013. Năng suất bình quân tăng 500 kg/ha. Nhờ đó sản lượng lúa xuân 2014 đạt xấp xỉ 600.000 tấn, vượt kế hoạch  gần 22.500 tấn.

"Trong đề án SX vụ xuân 2015, chúng tôi vẫn đưa ra mục tiêu phấn đấu 1,2 triệu tấn lương thực/năm. Trong đó vụ xuân khoảng 641.000 tấn.

Theo đó, diện tích gieo cấy 86.000 ha (gồm 50.000 ha lúa lai; 36.000 ha lúa thuần và 16.000 ha lúa chất lượng cao) và 17.000 ha ngô. Như vậy, vụ xuân 2015 diện tích lúa sẽ giảm so với vụ xuân trước khoảng 4.250 ha, trong khi mục tiêu đề ra về sản lượng lương thực phải tăng hơn 45.300 tấn là một điều hết sức khó khăn", ông Sỹ chia sẻ.

Để đạt mục tiêu trên, Sở NN-PTNT Nghệ An đang chỉ đạo các địa phương hạn chế sử dụng các giống lúa năng suất thấp, chất lượng gạo kém như Nhị ưu 838; Khang dân 18; IR 1820; IR 17494 (13/2) và Xi23... Chú trọng cơ cấu các giống lúa lai chịu thâm canh cho năng suất cao như ZZD 04; Nhị ưu 986; Kinh sở ưu 1588; các giống lúa lai vừa có năng suất cao, chất lượng gạo khá như Khải phong số 1; Thái xuyên 111; BT-E1; Bio 404; Syn 6; Nghi Hương 305; Q.ưu 1; Thịnh Dụ 11; VT 404; PAC 837; Thụy hương 308...

Trên tổng diện tích 36.000 ha lúa thuần, Sở NN-PTNT khuyến cáo nông dân gieo cấy các giống lúa vừa cho năng suất, vừa có chất lượng gạo khá như Vật tư NA2; SL9; TBR 225; Hoa Khôi 4; Thiên ưu 8; DT 45; Khang dân đột biến; Khang dân 28; ADI; BTR1; BTR 36; BTR45; QR1; DQ11; GS 333; Gia Lộc 105...

Riêng các vùng SX, thâm canh lúa chất lượng cao có tính hàng hóa thì chỉ đạo bà con sử dụng các giống AC5; RVT, Hương thơm số 1; Bắc thơm số 7; Bắc thơm 9, nếp DT 52; IR352...

Theo ông Trương Minh Châu, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Nghệ An thì nỗi lo lớn nhất hiện nay của các địa phương chính là nguồn nước tưới cho lúa xuân.

Năm nay lượng mưa trên địa bàn tỉnh thấp hơn rất nhiều so với năm 2013. Mực nước trong tất cả các hồ đập đều thấp trên dưới 70% dung tích thiết kế. Riêng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ thấp hơn cùng kỳ năm 2013 khoảng 2 m. Thiếu nước nên tỉnh phải chuyển trên 4.000 ha lúa sang trồng các loại cây khác.

"Riêng việc chống hạn cho lúa, nhất là đảm bảo nguồn nước cho 2 thời kỳ quan trọng là đổ ải, làm đất và lúa trổ, UBND tỉnh giao cho Sở NN-PTNT phối hợp với Sở Công thương để tham mưu lịch xả nước của các hồ thủy điện và yêu cầu nhà máy thủy điện xả nước kịp thời", ông Hồng chỉ đạo.

Đồng thời Sở NN-PTNT đề nghị UBND tỉnh có văn bản yêu cầu Cty CP Thủy điện Bản Vẽ ưu tiên xả đủ nước vào lúc đổ ải và lúc lúa trổ.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc cũng lo lắng: "Chúng tôi đi kiểm tra tất cả các hồ đập do địa phương và Cty Thủy lợi Nam quản lý thấy mực nước rất thấp. Sông Cấm thì bị bồi lấp, không được nạo vét... nên 8.000 ha lúa xuân của Nghi Lộc nằm ở cuối nguồn chắc chắn sẽ bị hạn khốc liệt.

Tôi lo nhất là vào khoảng cuối tháng 2 đến giữa tháng 3/2015 khi lúa trổ sẽ thiếu nước nghiêm trọng. Bởi thế, chúng tôi đề nghị Cty Thủy lợi Nam hết sức quan tâm để giúp bà con chống hạn cho lúa".

Ông Phan Đình Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cũng xác nhận: "Ở Thanh Chương tình trạng hồ đập đều có mực nước thấp là phổ biến nên UBND huyện đang chỉ đạo các địa phương khóa chặt các cống xả để dành nước cho vụ xuân. Đề nghị UBND tỉnh cần cấp kinh phí chống hạn sớm để các địa phương có điều kiện nạo vét các trạm bơm, tu sửa kênh mương để chống thất thoát nước".

Ông Nguyễn Công Châu, Phó Chủ tịch UBND huyện Đô Lương cũng đề nghị tỉnh cấp kinh phí chống hạn sớm cho các địa phương. Vụ xuân 2014, do Đô Lương chủ quan trong việc chống hạn cuối vụ nên khi lúa cần nước dưỡng thì không có, lại gặp thời điểm nhiệt độ lên tới 41 độ C đã khiến lúa giảm năng suất đáng kể.

Ông Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho rằng: "Việc Sở NN-PTNT đưa ra mục tiêu phấn đấu cả năm 2015 là 1,2 triệu tấn lương thực là sát với tình hình thực tiễn của địa phương. Tuy nhiên, cũng phải tính đến giá trị thương phẩm của tổng sản lượng thu được ra sao.

Theo quan điểm của tôi, phải giảm bớt chi phí đầu vào, tăng giá trị thu nhập cho sản phẩm thì ngành NN-PTNT phải thực hiện tốt chương trình “3 giảm, 3 tăng” của Bộ NN-PTNT và từng bước giảm dần diện tích lúa lai, tăng nhanh diện tích lúa chất lượng cao để tăng thu nhập cho bà con".

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất