| Hotline: 0983.970.780

Hạn, mặn đang hoành hành các tỉnh miền Tây

Thứ Ba 08/03/2016 , 10:56 (GMT+7)

Trước tình hình xâm nhập mặn, khô hạn ngày càng căng thẳng ở ĐBSCL, ngày 7/3, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc họp khẩn với các tỉnh, thành phố ĐBSCL về công tác phòng chống hạn, mặn. Dưới đây là ý kiến của một số lãnh đạo tỉnh...

Cà Mau: Triều cường tràn qua đê gây thiệt hại nặng

Ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, đợt triều cường ngay dịp Tết Nguyên đán vừa qua đã tràn qua đê, ngay cả đường Hồ Chí Minh mới được thi công, nâng cấp và đưa vào sử dụng cũng bị tràn qua, gây thiệt hại lớn cho SX nông nghiệp. Riêng diện tích lúa của tỉnh bị thiệt hại lên đến 49.343ha, UBND tỉnh đã phải công bố thiên tai cấp độ 1.

Để bảo vệ SX, Cà Mau đã thực hiện nhiều giải pháp như: Tuyên truyền sâu rộng đến người dân về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, cấp cháy rừng và hướng dẫn các giải pháp phòng chống, sản xuất phù hợp; tăng cường công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng trong mùa khô; chỉ đạo ngành nông nghiệp cơ cấu lại mùa vụ, chọn cây con chịu mặn cho phù hợp; quản lý công trình thủy lợi, bảo vệ nguồn nước ngọt; phòng chống các dịch bệnh do nắng hạn gây ra trên người và cây trồng, vật nuôi.

Về giải pháp công trình, tỉnh đã chủ động rà soát lại hệ thống đê điều, cống bọng, sên vét kênh mương chống hạn cục bộ, nạo vét kênh trục, kênh tạo nguồn để tăng nguồn nước ngọt phục vụ nhân dân... Điều tiết nguồn nước trong các lâm phần để giải hạn, chống cháy…

Ông Hải kiến nghị Bộ NN-PTNT cho phép tỉnh chuyển đổi một phần diện tích rừng tràm U Minh Hạ sang rừng sản xuất, trồng một số loại cây nguyên liệu gỗ (keo lai), nhằm giảm khó khăn trong việc giữ diện tích rừng quá lớn, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời có giải pháp xây dựng hồ chứa nước ngọt, dẫn nước ngọt từ sông Hậu về bổ sung cho vùng bán đảo Cà Mau, chủ động phục SX cũng như sinh hoạt. Nghiên cứu đầu tư hệ thống đê sông, chống sụt lún đất để có giải pháp thích ứng lâu dài; hỗ trợ tỉnh máy phun thuốc phòng chống dịch, máy bơm nước chữa cháy rừng…

Bến Tre: 100% diện tích lúa bị hỏng

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Võ Thành Hạo thì đến thời điểm này toàn tỉnh chỉ còn 4/164 xã, phường không bị nhiễm mặn. Hiện nước mặn 4%o đã xâm nhập hơn 60% diện tích của tỉnh, dự báo cao điểm tháng 3, tháng 4 độ mặn này sẽ bao phủ toàn tỉnh.

Hạn mặn đã làm cho 13.845/14.759ha lúa của tỉnh bị thiệt hại, diện tích còn lại cũng không trổ được, khả năng 100% diện tích lúa của tỉnh bị thiệt hại. Nước mặn cũng đang uy hiếp vườn cây ăn trái 1.225ha của tỉnh, nếu thiệt hại thì phải mất nhiều năm mới khôi phục lại được. Ước tính thiệt hại cho SX nông nghiệp của tỉnh khoảng 200 tỷ đồng. Trước tình hình hạn, mặn diễn ra gay gắt, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, kể cả đắp đê ngăn sông để giữ ngọt, giảm thiệt hại cho SX và đời sống dân sinh.

17-21-54_kho-hn-o-dbscl-nh-le-hong-vu-6
Cây trồng khô héo vì thiếu nước tưới

Thất mùa lúa còn ảnh hưởng lớn đến việc chăn nuôi đàn bò lên đến 15.000 con của tỉnh vì không có nguồn rơm làm thức ăn. Hiện người chăn nuôi phải mua rơm từ các tỉnh lân cận với giá khá đắt đỏ, khoảng 20.000 đồng/cuộn (cuốn bằng máy). Nhiều nông dân đã phải bán bớt đàn bò và phải chịu thiệt khoảng 10 triệu đồng/con do bị ép giá.

Theo ông Hạo, căng thẳng nhất hiện nay là tình hình cấp nước sinh hoạt, hiện Bến Tre đang phải sử dụng nước với độ mặn 2%o để cấp cho dân. Nguồn nước ngọt còn lại ưu tiên cấp cho bệnh viện, trường học… bằng đường uống riêng và trưng dụng xe bồn đi phân phối.

Kiên Giang: Cần 6.000 tỷ đồng làm cống ngăn mặn

Để đối phó với hạn, mặn, tỉnh Kiên Giang đã sớm thành lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn phục vụ sinh hoạt và sản xuất, do đồng chí Phó chủ tịch tỉnh làm Trưởng ban..

Theo Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, dù đã chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, xuống giống lúa ĐX 2015 - 2016 sớm hơn khoảng 1 tháng để né hạn, mặn nhưng vẫn không tránh được thiệt hại. Cụ thể, vào đầu tháng 2/2016, tỉnh đã phải ban hành quyết định về thiên tai, với diện tích lúa bị thiệt hại là trên 34.000ha. Còn hiện nay diện tích lúa chết đã tăng lên tới 55.000ha, ước tính thiệt hại 1.200 tỷ đồng.

Về giải pháp phòng chống hạn, mặn, các địa phương trong tỉnh đã tiến hành đắp 89 đập tạm, tuy nhiên cần phải đắp thêm 5 đập lớn ở các cửa sông chưa có cống (Đông Hồ, kênh Cụt, kênh Nhánh…) mới có thể ngăn nước biển lấn sâu vào đất liền.

Nhằm đảm bảo việc cung cấp nước ngọt cho người dân, Kiên Giang đã cho khoan thêm nhiều giếng công nghiệp, có khả năng cung cấp 20.000m3 nước ngầm cho nhà máy, phục vụ khu vực TP Rạch Giá, Hòn Đất, Châu Thành.

Tuy nhiên, nhiều khu vực vẫn đang chịu cảnh thiếu nước ngọt trầm trọng như các huyện vùng U Minh Thượng, các xã đảo… Tỉnh phải hỗ trợ kinh phí thuê xà lan chở nước ngọt từ đất liền ra “giải cơn khát” cho dân…

17-21-54_kho-hn-o-dbscl-nh-le-hong-vu-10
Người dân khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt

Ông Hồng đề nghị Trung ương xem xét hỗ trợ cho tỉnh làm các cống ngăn mặn ven biển, vì với tuyến đê biển dài gần 200km, chỉ riêng kinh phí làm hoàn thiện hộ thống cống đã lên tới 6.000 tỷ đồng.

Hậu Giang: Mặn dồn từ cả biển Tây và biển Đông

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Trần Công Chánh thông tin, nước mặn năm nay xâm nhập vào địa bàn tỉnh cả phía biển Tây và biển Đông, trong khi trước đây chỉ có phía biển Tây. Tỉnh đã phải triển khai nhiều giải pháp, đóng toàn bộ thệ thống cống trên các tuyến đê để ngăn mặn, giữ ngọt. Tuy nhiên, do hệ thống cống chưa đồng bộ, vẫn còn khoảng 30km chưa có đê nên không thể ngăn mặn triệt để. Đến nay đã có khoảng 1.000ha lúa ĐX trễ và HT sớm của tỉnh bị thiệt hại do xâm nhập mặn.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.