| Hotline: 0983.970.780

Hàn Quốc phát hiện mảnh da khủng long hóa thạch hiếm có

Thứ Hai 04/12/2017 , 19:09 (GMT+7)

Các nhà khoa học Hàn Quốc đã phát hiện một mảnh da hóa thạch lớn chưa từng thấy của một loài khủng long có dạng chân thằn lằn sống ở giai đoạn đầu kỷ Phấn trắng ( kỷ Creta). 

 Hình ảnh phân tích từ mảnh da khủng long hóa thạch cho thấy kết cấu da đa giác của loài khủng long chân thằn lằn

Trong thông báo ngày 4/12, nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Quốc gia Pukyong cho biết đã phát hiện mảnh hóa thạch này trên một dấu chân khủng long tại khu vực Gunbuk ở thị trấn Haman, tỉnh Nam Gyeongsang, miền Đông Nam nước này. Với đường kính 50 cm, đây là mảnh da hóa thạch lớn nhất của một con khủng long chân thằn lằn được ghi nhận trên thế giới từ trước tới nay.

Qua nghiên cứu mảnh hóa thạch này, các nhà khoa học nhận định kết cấu da đa giác của một số khủng long chân thằn lằn ở kỷ Phấn Trắng đã phát triển tốt, có thể bao phủ gần như toàn bộ miếng đệm chân của chúng, tương tự như ở loài voi hiện nay, giúp chúng có thể đi lại vững chắc trên những nền đất lầy lội và ướt át. 

 Hình ảnh phân tích từ mảnh da khủng long hóa thạch cho thấy kết cấu da đa giác của loài khủng long chân thằn lằn

Giáo sư Paik In-sung, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết mặc dù một số dấu chân khủng long hóa thạch đã được tìm thấy tại nhiều nơi trên thế giới, song trường hợp phát hiện một mảng da hóa thạch "được bảo quản trong dấu chân khủng long là điều rất hiếm". 

Phát hiện trên đã được công bố trong ấn bản mới nhất của Các Báo cáo khoa học thuộc tạp chí Nature uy tín.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.