| Hotline: 0983.970.780

Hàn Quốc ước tính 2 triệu người sẽ chết nếu trúng bom hạt nhân Triều Tiên

Thứ Năm 07/09/2017 , 08:30 (GMT+7)

Khoảng 2 triệu công dân thủ đô Seoul, Hàn Quốc sẽ lập tức thiệt mạng nếu bị tấn công bởi một vũ khí hạt nhân tương tự vụ thử ngày 3/9 của Triều Tiên.

Trong khi Triều Tiên tăng dần khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân, chính phủ Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành nhiều thử nghiệm lặp đi lặp lại nhằm mô phỏng một vụ nổ đầu đạn hạt nhân với các công dân tại những thành phố lớn, theo Telegraph.
 

Thảm họa

Năm 1998, Bộ Quốc phòng Mỹ lần đầu tiên cho thử nghiệm dưới lòng đất một vụ nổ đầu đạn 15 kiloton, nhằm đánh giá ảnh hưởng của nó với doanh trại Yongsan của lính Mỹ đặt tại trung tâm thủ đô Seoul, Hàn Quốc.

14-54-19_ten-lu-trieu-tien
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un bên cạnh khu vực thử tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: Chosun Ilbo.

15 kiloton cũng là sức công phá của quả bom hạt nhân Mỹ thả xuống Hiroshima, Nhật Bản trong Thế chiến II, khiến 135.000 người lập tức thiệt mạng.

Trong kịch bản giả định có tấn công hạt nhân nhằm vào Hàn Quốc, các tòa nhà nằm trong phạm vi 152 mét từ tâm vụ nổ sẽ hoàn toàn tan thành tro bụi. Bất cứ ai đứng trong bán kính 1,6 km quanh vụ nổ sẽ lập tức bị bỏng cấp độ 3. Ước tính 620.000 người ở Hàn Quốc sẽ lập tức thiệt mạng hoặc chết sau vài tuần bởi phơi nhiễm phóng xạ.

Giới phân tích Hàn Quốc nói vụ thử của Triều Tiên gây rung chấn sâu xuống 1,2 km dưới mắt đất, từ đó có thể thấy bom hạt nhân Bình Nhưỡng có sức công phá khoảng 50 kiloton.

Giả định vũ khí này bị ném xuống Seoul, nó sẽ khiến 2 triệu người chết, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc cho biết. Báo này cũng khẳng định các thiết bị điện tử sẽ ngưng hoạt động do xung điện từ của vụ nổ.

Chosun Ilbo cho rằng dường như chính phủ Hàn Quốc vẫn còn đánh giá thấp sức mạnh vũ khí hạt nhân Triều Tiên, trong khi Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản ngày 3/9 đều cho rằng vụ nổ tại bãi thử Punggye-ri của Bình Nhưỡng lớn hơn 50 kiloton. Một số đánh giá khác nói vụ nổ tương đương 100 kiloton.

Một quả bom hạt nhân 50 kiloton ném xuống Seoul sẽ khiến các công trình quanh tâm vụ nổ 365 mét hoàn toàn “bốc hơi”. Các tòa nhà cách đó 2,4 km sẽ biến thành những ngọn đuốc, bất cứ thứ gì cách đó 11 km cũng đều hứng chịu thiệt hại ghê gớm.

“Mọi người trong bán kính hơn 4 km của vụ nổ sẽ bị bỏng cấp 3 và không ai có thể sống sót. Hỏa hoạn sẽ hoành hành trong bán kính 17 km tại Seoul”, báo Hàn Quốc viết.
 

Chiêu lách luật của Triều Tiên

Triều Tiên, trong thế bị bao vây, cấm vận tứ bề đã tìm ra những cách có được công nghệ, nguyên liệu và những thứ cần thiết cho tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

“Triều Tiên rất sáng tạo trong những cách vượt qua lệnh cấm vận”, bà Andrea Berger, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm James Martin về Không phổ biến vũ khí, nói với Global News.

Berger nói Triều Tiên thường cử các công dân đáng tin cậy sang Trung Quốc thiết lập “công ty tiền phương”, thường là hợp tác với cư dân bản địa. Những công ty này sau đó nhập khẩu các thiết bị từ phương Tây, những người không có cách nào biết được đây thực sự là “sân sau” của chính quyền Triều Tiên.

“Hãy ví dụ bạn là công ty Siemens của Đức và nhận được đặt hàng từ “Tổng công ty Golden Star” tại Trung Quốc. Bạn xem xét công ty này và nó không có một trang web lớn tồn tại, như hầu như các đơn vị kinh doanh cỡ vừa và nhỏ tại nước này. Bạn đồng ý, và món hàng sau đó sẽ về tới Triều Tiên”, Berger nói.

Ngay cả các ngân hàng Trung Quốc cũng thường bị qua mặt. “Tài khoản ngân hàng sẽ núp dưới vỏ bọc là của một giám đốc Trung Quốc. Ngân hàng nước này khó có thể biết được thực ra Triều Tiên mới là người hưởng lợi”, Berger phân tích.

Triều Tiên thường dùng cách này để xóa dấu vết. Các công ty tiền phương mua những mặt hàng nhạy cảm, nằm trong danh sách hàng cấm theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hoặc Mỹ. Sau đó, nó được chuyển về Triều Tiên dưới những nhãn mác giả hàng hóa khác, hoặc thông qua các nẻo đường buôn lậu.

Một số công ty Trung Quốc bị cáo buộc trực tiếp giúp đỡ Triều Tiên có được thiết bị cần thiết trong công nghệ tên lửa, máy ly tâm làm giàu uranium, nguyên liệu làm vũ khí hạt nhân. Học viện Khoa học và An ninh Quốc tế, tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ, chỉ đích danh công ty Công cụ máy Thẩm Dương, Trung Quốc từng lách luật để tuồn các chi tiết trong tên lửa sang Triều Tiên.

14-54-19_kim-jong-un
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un nghe giới thiệu về mô hình đầu đạn hạt nhân gắn lên tên lửa Triều Tiên. Ảnh: KCNA.

Công ty này năm 2015 mua thiết bị từ châu Âu, kèm điều khoản không được bán lại cho Triều Tiên. Tuy nhiên, công ty Công cụ máy Thẩm Dương phá vỡ thỏa thuận, nhét các chi tiết máy vào một dây chuyền sản xuất máy công nghiệp rồi đưa sang Triều Tiên. Những chi tiết này sau đó được Bình Nhưỡng sử dụng trong sản xuất tên lửa, máy làm giàu uranium.

Câu hỏi đặt ra là Triều Tiên lấy tiền ở đâu để mua các thiết bị đắt đỏ? Một lần nữa các công ty tiền phương của Bình Nhưỡng lại đóng vai trò quan trọng bằng cách bán các vũ khí.

Đầu năm nay, Ủy ban Chuyên gia Liên Hợp Quốc cho biết một lô hàng bộ đàm quân sự bị bắt giữ khi đang trên đường tới Eritrea, một quốc gia nằm cạnh biển Hồng Hải, châu Phi.

Con tàu chở hàng là của công ty Golcom, có trụ sở ở Malaysia, song các nhà điều tra Liên Hợp Quốc khám phá ra nó nằm dưới sự kiểm soát của tình báo Triều Tiên. Golcom bán các bộ đàm quân sự với giá 8.000 USD/bộ.

Liên Hợp Quốc cho biết các thương vụ hàng hóa quân sự, công nghệ tên lửa và xuất khẩu than, khoáng sản là những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Triều Tiên để nuôi tham vọng hạt nhân, tên lửa đạn đạo.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm