| Hotline: 0983.970.780

Hàng chục hộ dân An Giang đứng ngồi không yên do bị 'hà bá' đe dọa

Thứ Sáu 23/03/2018 , 10:05 (GMT+7)

Khu vực Bờ Sáng thuộc tổ 13, khóm Thới Thạnh, phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang sạt lở ngày càng lan rộng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của bà con.

Nỗi khổ của dân

Vào lúc 7h ngày 20/1, tại tổ 13, khóm Thới Thạnh đã xảy ra vụ sạt lở bờ kênh nghiêm trọng với chiều dài khoảng 10m, rộng 3m. Đến 11h cùng ngày, chiều dài đoạn sạt lở tiếp tục tăng thêm gần 32m.

16-23-58_img_0503
Khu vực Bờ Sáng được chính quyền khắc phục bằng cách gia cố cột sắt, đổ đá, đóng cừ tràm

Qua khảo sát thực tế, đoạn đường khoảng 70m tiếp giáp có dấu hiệu tiếp tục sạt lở ăn sâu, nếu không được khắc phục kịp thời. Khu vực Bờ Sáng bị sạt lở hơn phân nửa mặt đường.

Tuy vụ việc không gây thiệt hại về tài sản, do đoạn đường này không có nhà trên sông. Nhưng ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến 3 hộ, hơn 13 nhân khẩu sống trên bờ đoạn thuộc khu vực sạt lở.

Ông Nguyễn Hữu Trí cho biết: “Từ năm 2016 tui đã thấy đường có vết nứt, ngày 26 tết, vết nứt lan rộng hơn. Chỉ 1 giờ đồng hồ, con đường bị sạt lở gần hết. Rất may, vụ việc xảy ra ban ngày, chứ nếu trong đêm, hậu quả sẽ khó lường.

16-23-58_img_0501
Do lòng sông hẹp các phương tiện thủy trọng tải lớn qua lại nhiều cũng gây ra sạt lở

Hơn nữa vết nứt đã ăn sâu vào bên trong phần đường nên người dân, học sinh sống trong khu vực thường đi qua nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Mong chính quyền địa phương hỗ trợ khắc phục kịp thời”.

Trao đổi với một số hộ dân xung quanh khu vực sạt lở, đa số khẳng định: Kể từ khi nhà máy xay xát lúa gạo bên phía bờ Thốt Nốt (TP Cần Thơ) hoạt động, ghe tàu thường xuyên lưu thông. Ngoài việc chịu ảnh hưởng của bụi bặm, tiếng ồn, bà con còn nhận thấy nguy cơ sạt lở rất lớn. Ghe, sà lan đậu nhiều trên sông, các phương tiện khác muốn đi qua phải áp sát vào bờ bên này, đất cát nào chịu nổi, có nhờ chính quyền lên tiếng can thiệp nhưng 2 năm nay không thấy kết quả.

16-23-58_img_0499
Ông Trí chỉ vết sạt lở ăn sâu vào phần đường lúc chưa khắc phục
"Chúng tôi đề nghị chính quyền lên phương án gia cố, khắc phục đoạn sạt lở. Về lâu dài mong muốn địa phương có biện pháp giải quyết dứt điểm để an tâm sinh sống; cho lắp biển cấm quay đầu. Mặt khác, phía nhà máy phải quan tâm sức khỏe và điều kiện sinh sống của người dân, phải đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng, chống sạt lở do phương tiện thủy gây ra”, bà Tâm bộc bạch.

Không ngờ, sạt lở diễn ra nhanh chóng, khiến con đường hầu như “biến mất”. Hơn nữa thấy bà con đi lại khó khăn.

"Hiện, chúng tôi vẫn rất lo lắng, không biết sự việc sẽ còn diễn biến thế nào”, bà Nguyễn Thị Tâm, đại diện một số hộ nói thêm.
 

Đã tìm ra nguyên nhân sạt lở

Ông Võ Hùng Dũng, PGĐ Sở TN-MT An Giang cho biết: “Các ngành chức năng nhận định, nguyên nhân sạt lở trên đoạn sông chủ yếu do lòng sông hẹp, lưu lượng nước đổ ra biển lớn đã gây xâm thực đường bờ và đáy sông.

Đồng thời, đây là tuyến đường thủy huyết mạch nối khu vực sông Hậu và Rạch Giá (Kiên Giang), mật độ phương tiện giao thông thủy qua tuyến sông rất cao”.

Các phương tiện thường xuyên ra vào để lên xuống hàng hóa từ các nhà máy phía bờ quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ). Các tác động do sóng và lực đẩy từ chân vịt của phương tiện gây xâm thực đường bờ, tạo hiện tượng “hàm ếch”, dẫn đến sạt lở.

16-23-58_img_0511
Biển báo hiệu khu vực có nguy cơ sạt lở cao

Bên cạnh đó chính quyền kịp thời khắc phục tạm thời gia cố bằng cọc sắt, đổ đá, đóng cừ tràm, chờ hướng dẫn của ngành chuyên môn; đồng thời tạo đường lót đá mi để cho người dân qua lại dễ dàng.

Riêng đối với 39 hộ dân nằm trong điểm sạt lở tại khu vực chợ Cái Sắn, địa phương giao phường Mỹ Thạnh tạo quỹ đất và có phương án di dời các hộ về nơi tái định cư.

16-23-58_img_0507
Đoạn sạt lở tiếp tục lan rộng tới các khu vực lân cận khoảng 500m

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.