| Hotline: 0983.970.780

Hàng giả, hàng nhái tinh vi, xảo quyệt

Thứ Sáu 10/02/2012 , 09:29 (GMT+7)

Tình hình sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và vi phạm sở hữu trí tuệ ngày một diễn biến phức tạp với đủ chiêu đối phó vô cùng tinh vi.

QLTT phối hợp với đội liên ngành tiến hành kiểm tra một cửa hàng

Tình hình sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và vi phạm sở hữu trí tuệ ngày một diễn biến phức tạp với đủ chiêu đối phó vô cùng tinh vi. Đặc biệt, dự báo trong năm 2012 tình hình sản xuất phân bón, hàng tiêu dùng giả và kém chất lượng sẽ còn tăng mạnh.

Ông Lê Văn Liêu, Phó Chi cục trưởng QLTT TP.HCM cho biết như vậy vào chiều 9/2 tại hội nghị tổng kết công tác Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM năm 2011 và nhiệm vụ năm 2012.

Hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ ngày càng xảo quyệt

Ông Lý Ngọc Thắng, Đội trưởng QLTT số 3A cho biết, hoạt động sản xuất buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm sở hữu trí tuệ những năm gần đây đang hết sức phức tạp. Các hành vi vi phạm xảy ra ở nhiều lĩnh vực nhưng đặc biệt là các mặt hàng đem lại lợi nhuận cao như phân bón, mặt hàng mỹ phẩm, tiêu dùng…

Vào những dịp lễ tết hoặc vào vụ, do nhu cầu sử dụng cao nên các đối tượng làm giả thường tung hoành. Địa bàn của các mặt hàng làm giả đối với thực phẩm, hàng tiêu dùng chủ yếu ở quận 1, 5, 6, Tân Bình và thường tập trung tại các chợ đầu mối như Bến Thành, An Đông, Kim Biên, Bình Tây, Tân Bình, Trung tâm Thương mại Sài Gòn Square… Còn lĩnh vực phân bón, vật tư nông nghiệp… thì tập trung ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Q.12…

Đáng chú ý, nhiều hàng giả nhái các thương hiệu cao cấp được sản xuất ở nước ngoài sau đó tuồn về Việt Nam tiêu thụ. Ở trong nước, các đối tượng làm hàng giả, nhái… thường thuê nhà ở những nơi hẻo lánh, hẻm cụt hay khu vực đô thị mới phát triển để hoạt động trong thời gian ngắn sau đó kiếm chỗ khác nhằm tránh sự phát hiện của mọi người.

Cũng theo ông Lý Ngọc Thắng, thời gian gần đây tình trạng sản xuất hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng tinh vi. Phổ biến hiện nay là dùng hàng kém chất lượng hoặc nguyên liệu rẻ tiền sau đó pha trộn với một lượng hàng thật nhất định (lượng rất thấp). Các mặt hàng thường được làm giả như: phân bón, thức ăn chăn nuôi, bột ngọt, thực phẩm… Đặc biệt, thời gian gần đây việc sản xuất hàng giả có sự phân công chặt chẽ: có đối tượng chuyên sản xuất bao bì, tem, nhãn giả kể cả các loại tem phản quang chống giả sau đó bán trực tiếp cho đối tượng làm giả. Điều này gây khó khăn cho cả người tiêu dùng và cơ quan chức năng.

Tinh vi hơn, đã xuất hiện việc sản xuất hàng giả, nhái với quy mô công nghiệp có tổ chức núp bóng hàng gia công, hàng xuất khẩu theo hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài được các công ty Luật tư vấn qua việc lợi dụng những kẽ hở, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật để đối phó với cơ quan chức năng. Theo ông Thắng, riêng năm 2011 Đội 3A đã phát hiện xử lý 550 vụ vi phạm nộp ngân sách hơn 6,3 tỷ đồng, giá trị hàng bị tiêu huỷ hơn 1 tỷ đồng và chuyển cơ quan điều tra 2 vụ.

Đủ kiểu gian lận

Theo ông Lê Văn Liêu, tình trạng gian lận trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá ngày càng phức tạp, khó lường. Năm 2011 QLTT TP.HCM đã tăng cường kiểm tra trong lĩnh vực về giá và các mặt hàng thiết yếu. Theo đó các đội đã kiểm tra lập biên bản vi phạm đối với 1.200 cửa hàng, tăng 589 vụ so với 2010, xử phạt gần 5,3 tỷ đồng. Trong đó phổ biến là tình trạng bán hàng không niêm yết giá chiếm 1.013 vụ, 107 vụ niêm yết giá không đúng quy định, 66 vụ niêm yết giá bằng ngoại tệ…

Năm 2011 QLTT TP.HCM phạt hành chính 106,306 tỷ đồng tăng 51,3% so với năm 2010. Trị giá hàng hoá buộc phải tiêu huỷ lên tới hơn 14,721 tỷ đồng.

Đáng nói, việc buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả cũng như các sai phạm về tiêu chuẩn đo lường, chất lượng ngày càng tăng. Hiện có rất nhiều nguồn hàng nhập lậu như gian lận trong NK chính ngạch qua các cảng biển, NK tiểu ngạch qua các đường biên giới, hàng NK phi mậu dịch, hàng xách tay qua đường hàng không, biển…

Để đối phó với các cơ quan chức năng, các đối tượng làm hàng giả, hàng lậu thường dùng hoá đơn bán lẻ, thậm chí mua hoá đơn GTGT… để hợp thức hoá nguồn gốc, xuất xứ lô hàng. Tổng lượng hàng giả QLTT TP.HCM kiểm tra tịch thu trong năm 2011 là 127.231 sản phẩm, chuyển cơ quan điều tra 2 vụ sản xuất phân bón giả nhãn hiệu, 34.296 chai dầu massage, sữa dưỡng da giả…

Đáng chú ý, kiểm tra 174 vụ kinh doanh, sản xuất rượu phát hiện hơn 90 ngàn chai rượu các loại vi phạm, trong đó tiêu huỷ gần 3.400 chai rượu ngoại nhập lậu. Riêng Đội Củ Chi phát hiện một xe tải chở gần 1.500 chai rượu loại 300ml và 700ml giả nhãn hiệu rượu Vodka Hà Nội. Được biết, hiện nay do nhãn mác và hình dáng rượu Vodka Hà Nội giả rất khó phân biệt so với rượu thật. Đáng lưu ý, năm 2011 QLTT TP.HCM phối hợp kiểm tra liên ngành hơn 11 ngàn vụ thì phát hiện hơn 6.600 vụ vi phạm. Kiểm tra chuyên ngành 4.368 vụ thì có tới 4.207 vụ vi phạm tăng gần 700 vụ so với năm trước.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm