| Hotline: 0983.970.780

Hàng loạt sai phạm tiền tỷ về xây dựng đê kè ở Hòa Bình bị phơi bày

Thứ Ba 20/06/2017 , 09:40 (GMT+7)

Kết luận 1304/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra hàng loạt dấu hiệu sai phạm về công tác quản lý đầu tư xây dựng, tài chính của UBND tỉnh Hòa Bình. Trong đó có nhiều dự án đê, kè để xảy ra sai phạm nhiều tỷ đồng.

Cụ thể, dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi để thoát lũ nhanh cho các huyện Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, Hòa Bình tính thuế GTGT trong một số chi phí không đúng hơn 20 tỷ đồng.

Nhiều sai phạm trong xây dựng đê, kè ở Hòa Bình

Gói thầu đoạn kè KP 14 từ cọc S1070 đến cọc S1132, giá trị dự toán một số công tác lập không đúng với số tiền hơn 3 tỷ đồng. Gói thầu đoạn kè KP 12, KT 14, KT 15, KT 16 giá trị dự toán một số công tác lập không đúng định mức với số tiền gần 7 tỷ đồng…

Tại dự án mở rộng mặt đê Đà Giang kết hợp đường giao hai bờ sông Đà, TP Hòa Bình thì việc tính thuế GTGT trong một số chi phí không đúng lên tới gần 10 tỷ đồng. Ở giai đoạn 1, xây lắp áp dụng định mức không đúng quy định với giá trị khoảng 518 triệu đồng.

Giai đoạn 2, giá trị chênh lệch tăng giữa thi công bằng thủ công và máy lập trong dự toán không đúng quy định ở một số công tác xây lắp là hơn 1 tỷ đồng.

Đối với Dự án nạo vét gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi và thoát lũ nhanh cho các huyện Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, phê duyệt hợp phần các công trình trên tuyến từ năm 2010 với giá trị 308,26 tỷ đồng không có hồ sơ khảo sát, thiết kế và dự toán đến thời điểm thanh tra năm 2015 mới hoàn chỉnh hồ sơ khảo sát, thiết kế dự toán để trình phê duyệt điều chỉnh…

Thanh tra Chính phủ cũng đã chỉ ra hàng loạt sai phạm về quản lý đất đai tại Hòa Bình. Ngoài sai phạm khủng tại sân Golf Phượng Hoàng của Cty TNHH sân golf Phượng Hoàng mà Báo NNVN đã phản ánh, hàng loạt sai phạm tại Dự án Khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long (do Cty CP Đầu tư Xây lắp dầu khí Hòa Bình làm chủ đầu tư). Kết luận cho rằng tỉnh Hòa Bình có nhiều quyết định không chính xác, khiến tiền sử dụng đất phải nộp giảm hơn 100 tỉ đồng. Đến thời điểm thanh tra, chủ đầu tư cũng chưa nộp tiền sử dụng đất trị giá hơn 40 tỉ đồng. Dự án xây dựng Khu công nghệ thực phẩm và dịch vụ San Nam Hoà Bình cũng được chỉ ra nhiều sai phạm.

Cụ thể, dự án có diện tích 405ha, nhưng tỉnh Hòa Bình mới kí hợp đồng 80ha, số còn lại dù chưa ký, chưa nộp tiền sử dụng đất nhưng chủ đầu tư đã sử dụng từ tháng 8/2007.

Không dừng lại ở đó, Dự án Trung tâm thương mại và nhà ở tại thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn do Cty CP Đông Dương làm chủ đầu tư thì một số khoản chi phí như: số tiền trả lãi vay, thuế VAT đưa vào xác định không đúng quy định tại Thông tư số 145/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính và Giấy chứng nhận đầu tư được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt, làm cho tổng chi phí đầu tư phát triển tăng, dẫn đến tiền sử dụng đất phải nộp với số tiền hơn 14 tỷ đồng, gây thất thoát ngân sách Nhà nước.

Dự án Khu công nghiệp Lương Sơn, qua thanh tra cho thấy, nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho dự án là hơn 118 tỷ đồng, trong đó đã thực hiện đầu tư hạ tầng cơ sở bao gồm đường trục chính khu công nghiệp Lương Sơn với số tiền hơn 20 tỷ đồng, theo tổng mức đầu tư được duyệt (giá trị đã nghiệm thu thanh, quyết toán là hơn 19 tỷ đồng) là chưa phù hợp về chính sách khu công nghiệp của Thủ tướng Chính phủ tại thời điểm đầu tư.

Ngoài các thiếu sót trên, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư của Hòa Bình cũng còn nhiều hạn chế, chất lượng thấp. Một trong số đó là Dự án xây dựng trụ sở Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình và các ban đảng.

Theo đó, biên bản bàn giao công trình đưa vào sử dụng ngày 28/4/2014 đến ngày 28/11/2014, sau 4 tháng UBND tỉnh Hòa Bình mới phê duyệt điều chỉnh dự án tại Quyết định số 1942/QĐ-UBND, trong đó điều chỉnh quy mô đầu tư, cắt giảm, bổ sung hạng mục, thay đổi chủng loại vật liệu với giá trị điều chỉnh lớn, không đúng.

Dự án kiên cố hóa để khắc phục tình trạng sạt lở quốc lộ 6, dù được Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai khẩn cấp đối với một số đoạn taluy sạt lở thực hiện trong năm 2012, nhưng phải đến năm 2014 mới hoàn thành 11/14 đoạn kè, không đảm bảo các yêu cầu tiến độ của dự án khẩn cấp.

Từ những sai phạm, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình khẩn trương chấn chỉnh công tác quản lý sử dụng đất, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện quy trình thủ tục đầu tư xây dựng, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công tác đấu thầu nghiệm thu, thanh toán…

Đồng thời tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của tập thể, cá nhân qua các thời kỳ về những hạn chế, khuyết điểm nói trên... tập trung ở các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Cục Thuế, Văn phòng UBND tỉnh; các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Thường trực UBND tỉnh.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị xử lý thu hồi tiền sai phạm ở các dự án về quản lý sử dụng đất với tổng số tiền hơn 205 tỷ đồng… Báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong quý III/2017.

Xem thêm
Uzbekistan mong muốn học hỏi kinh nghiệm Việt Nam trong sản xuất tơ tằm

Chiều 18/3, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến tiếp ông Kasimov Elzat, Thứ trưởng Bộ Đầu tư và Thương mại Uzbekistan. 

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu trong xây dựng nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Rủ nhau đi hái lộc rừng

Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.