| Hotline: 0983.970.780

Hàng quán thi nhau tăng giá đầu năm

Thứ Ba 23/02/2010 , 16:37 (GMT+7)

Ra Tết, giá cả nhiều quán ăn tăng chóng mặt, gấp 2-3 lần so với trước đó. Thời tiết lạnh cùng nguyên liệu đầu vào chưa về Hà Nội nhiều là nguyên nhân cơ bản khiến mặt bằng giá mới được thiết lập.

Ra Tết, giá cả nhiều quán ăn tăng chóng mặt, gấp 2-3 lần so với trước đó. Thời tiết lạnh cùng nguyên liệu đầu vào như thịt lợn, bò, gà... chưa về Hà Nội nhiều là nguyên nhân cơ bản khiến mặt bằng giá mới được thiết lập.

Chị Thanh Huyền, giáo viên cấp 3 trường Hoài Đức, Hà Nội cho biết, mùng 9 Tết, chị cùng mấy người bạn tổ chức gặp mặt đầu năm, loay hoay mãi cũng chọn được một quán hải sản gần hồ Giảng Võ. Sau khi hàn huyên với bạn bè, lúc tính tiền, chị ngã ngửa người khi thấy thực đơn ghi 45.000 đồng mỗi đĩa ốc, nhưng chủ quán lại tính thành 60.000 đồng. Thắc mắc với chủ quán, chị chỉ nhận cái cười trừ, giá cả ngày tết mà. “Biết mình bị nâng giá nhưng cả nhóm đành chịu, mấy ngày Tết ai lại cãi nhau”, chị Huyền chia sẻ.

Một quán lẩu trên đường Nguyễn Trãi

Theo ghi nhận của PV, các nhà hàng đặt chỗ như quán ăn chay Hà Thành trên đường Kim Mã, quán May ở đường Đê La Thành... đến các quán ăn vỉa hè đều tăng giá. Ra Tết, giá cả của quán ăn chay tăng gấp đôi so với ngày thường. Các món chay bình dân có giá từ 20.000 đồng đến 40.000 đồng mỗi suất. Món dành cho sinh viên giá thấp hơn, khoảng 15.000 đồng, khách đến từ công ty thường đặt suất khoảng 30.000 đồng-40.000 đồng.

Anh Trần Văn Thành, chủ nhà hàng May ở đường Đê La Thành (quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, giá các mặt hàng khô không tăng, riêng đồ tươi tăng chừng 10-15%. Một đĩa tôm to giá khoảng 125.000 đồng, cá chép loại trên 1 kg khoảng 140.000-150.000 đồng, một đĩa mực 3 lạng có giá 105.000 đồng, ba ba tùy từng loại dao động trong mức 250.000-650.000 đồng…

Không chịu thua kém, các quán ăn vỉa hè như phở, chè, bánh cuốn, lẩu... tại Hà Nội cũng đồng loạt lên giá gấp 2-3 lần hồi trước Tết. Quán chè trên phố Cát Linh giá 8.000-12.000 đồng mỗi cốc nay đã lên tới 15.000 đồng. Một đĩa bánh cuốn ăn kèm chút rau thơm và chả quế trên phố Vương Thừa Vũ cũng tăng vọt 25.000 đồng, đắt hơn 10.000 đồng so với thời điểm trước Tết. Các hàng lẩ̀u gà, bò, cá, thập cẩm tại Ngõ Trạm đều tăng 50-100.000 đồng một nồi. Tại chợ bình dân Khương Trung, Nghĩa Tân... mỗi bát phở tăng nhẹ từ 2.000 đến 5.000 đồng. Ngược lại, trên các phố lớn như Hàng Ngang, Hàng Đào... phở lên tới 35.000-40.000 đồng mỗi bát thay vì 20.000 đồng trước đó.

Mặc cho giá cả leo thang, các quán ăn vẫn rất đông khách. Chị Lan Hương, quản lý quán ăn chay Hà Thành trên đường Kim Mã, Hà Nội cho biết, mùng 9 Tết nhà hàng mới mở hàng nhưng ngay trong ngày đầu tiên đã quá tải. "Bình thường quán tiếp nhận khoảng 150 người mỗi ngày, nhưng hôm nay quán phải xếp chỗ cho gần 300 lượt người, gấp đôi so với ngày thường, cao bằng tháng có lễ Vu Lan", chị Lan Hương nói.

Giá cả nhiều quán ăn leo thang nhưng vẫn được nhiều khách hàng đặt chỗ trước

Theo chị Hương, khách ăn chay đầu năm đông do muốn thay đổi khẩu vị trong những ngày Tết. Không ít người quan niệm niệm ăn chay trong ngày đầu năm sẽ gặp nhiều may mắn và giữ tâm hồn được “thanh tịnh”. Khách hàng thường đi theo từng nhóm của công ty, tốp từng gia đình hoặc bạn bè tụ họp. Dù giá cả leo thang, món ăn chay được chế biến khá công phu, đem lại cảm giác ngon, lạ miệng cho khách nên được nhiều người chấp nhận. Chị Hương cho hay, nhiều vị khách nước ngoài cũng tìm tới các quán chay trong dịp đầu năm, đặc biệt những ngày cuối tuần, quán rất đông khách.

Đồng tình với nhận định trên, anh Trần Văn Thành chia sẻ, mùng 6 tết nhà hàng mới mở cửa, nhưng khách hàng đã dồn dập dắt nhau tìm tới nhà hàng, chủ yếu là khách từ các cơ quan, doanh nghiệp, bạn bè hội họp đầu năm. Lượng khách tới nhà hàng tăng 30% so với ngày thường, đa phần đều tìm ăn hải sản để đổi món. “Lượng khách đông, món ăn bán chạy nên tôi quyết định năm sau sẽ mở cửa nhà hàng thông qua Tết để đáp ứng nhu cầu của khách", anh Thành cho hay.

Chị Thủy Chi, chủ cửa hàng Phở Gà ta trên đường Láng, cho hay, hầu hết các quán ăn đều tăng giá do giá cả đầu vào đắt đỏ. Ra Tết, thịt lợn, thịt bò, thịt gà thậm chí rau xanh, hành tỏi đều tăng giá 15-20% dẫn đến giá cả nhiều mặt hàng tăng theo. "Thời tiết trở lạnh đột ngột khiến giá cả leo thang dẫn đến ra Tết, giá cả thiết lập mặt bằng giá mới", chị Chi chia sẻ.

Ngoài ra, chị Chi cho biết, mới ra Tết, mặt hàng tươi sống như thịt, lợn, bò gà đổ về Hà Nội chưa nhiều, nguồn hàng cung cấp bị hạn chế nên giá cả buộc phải tăng. Theo chị Chi, thông thường phải bước sang đầu tháng 3 hoặc thời tiết ấm, giá cả mới hạ nhiệt, đặc biệt là các mặt hàng tươi sống.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất