| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tỉ đồng lọt túi riêng?

Thứ Ba 18/10/2011 , 10:50 (GMT+7)

Vị trí Chủ tịch HĐQT Cty Chứng khoán Sao Việt lại do một thành viên trong ê - kip lãnh đạo của SUDICO đảm nhiệm và nghiễm nhiên một phần vốn Nhà nước bỗng dưng trở thành vốn của tư nhân…

Phiếu chuyển tiền của SUDICO sang Cty Sao Việt

Dưới danh nghĩa hợp tác đầu tư, ông Phan Ngọc Diệp - Chủ tịch HĐQT Cty SUDICO kí quyết định chuyển 100 tỉ đồng cho Cty Chứng khoán Sao Việt để kinh doanh chứng khoán vào năm 2010. Điều đáng nói ở đây là vị trí Chủ tịch HĐQT Cty Chứng khoán Sao Việt lại do một thành viên trong ê - kip lãnh đạo của SUDICO đảm nhiệm và nghiễm nhiên một phần vốn Nhà nước bỗng dưng trở thành vốn của tư nhân…

Tư nhân hóa

Trong đề án xây dựng Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (Tập đoàn Sông Đà) được Thủ tướng phê duyệt, SUDICO (Cty cổ phần Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà) sẽ được nâng cấp lên thành Tổng Cty chuyên về lĩnh vực bất động sản, một trong 5 ngành nghề chủ chốt của Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam. Với lộ trình đó SUDICO luôn được ưu ái giao làm chủ đầu tư nhiều dự án Khu đô thị lớn. Từ nguồn lợi lớn từ các dự án, SUDICO đã phát triển thành DN lớn tổng tài sản 4.500 tỷ đồng và là một DN đầu tàu của Tổng Cty Sông Đà.

Mặc dù SUDICO hoạt động dưới hình thức Cty cổ phần nhưng Tập đoàn Sông Đà vẫn nắm giữ 36,3% vốn điều lệ, vì vậy vị trí Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc Cty luôn là người của Tập đoàn Sông Đà và được giao trách nhiệm bảo toàn phần vốn của Nhà nước tại SUDICO. Tuy nhiên, kể từ năm 2010 hoạt động kinh doanh của SUDICO bị xáo trộn và đình trệ, các dự án không thể triển khai, nợ ngân hàng lớn ngoài ra một phần nguồn vốn Nhà nước đã bị chuyển kinh doanh sai mục đích khiến tỉ lệ cổ phần của Nhà nước tại SUDICO giảm mạnh từ 36,3% xuống chỉ còn 20,4%.

Đặc biệt, việc điều chuyển vốn sai mục đích của HĐQT Cty SUDICO có nhiều dấu hiệu mờ ám. Cụ thể, ngày 27/11/2009, Chủ tịch HĐQT của Cty ra Quyết định số 120 về việc "Triển khai hợp tác kinh doanh đầu tư chứng khoán" và đã chuyển 100 tỷ vào tài khoản của Cty Chứng khoán Sao Việt để đầu tư chứng khoán. Đây là một quyết định kí "tắt" không có báo cáo, không có tờ trình thông qua Tổng Giám đốc mà chỉ căn cứ vào báo cáo của kế toán trưởng SUDICO.

Trên thực tế, vào thời điểm này, kinh tế trong nước đang lạm phát cao, gặp nhiều khó khăn, đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán rõ ràng không phải là hướng đi đúng. Thêm vào đó, việc sử dụng nguồn vốn của Nhà nước đầu tư vào chứng khoán trong khi Chính phủ đang ra sức thắt chặt tiền tệ là đi ngược lại với chính sách. Là người được giao quản lí vốn Nhà nước, ông Phan Ngọc Diệp đương nhiên hiểu rõ vậy nhưng số tiền 100 tỉ đồng vẫn được quyết định chuyển sang cho một Cty tư nhân.

Dấu hiệu bất minh ở đây là Cty chứng khoán Sao Việt được SUDICO đầu tư lại do chính ông Vũ Hồng Sự - Thành viên HĐQT Cty SUDICO làm chủ tịch. Thực hiện quyết định nói trên, tranh thủ lúc Tổng giám đốc đi vắng, ông Vũ Văn Sơn, Phó Tổng giám đốc kí lệnh chuyển tiền cho Sao Việt. Sau lần kí vội ấy, ông Vũ Văn Sơn lập tức chuyển về làm Tổng giám đốc một Cty cổ phần khác cũng do ông Vũ Hồng Sự thành lập và làm Chủ tịch HĐQT.

Thanh trừng

Tất nhiên những quyết định chuyên quyền, mang tính tư lợi cá nhân, gây hại đến nguồn vốn của Nhà nước không thể nhận được sự đồng tình của ông Vi Việt Dũng - TGĐ Cty nên một lần nữa SUDICO lại xảy ra “biến cố” miễn nhiệm TGĐ đột ngột vào ngày 24/10/2011 như báo NNVN đã từng đề cập.

Trước những sự việc bất thường trên, để bảo vệ tài sản của Nhà nước tại SUDICO, Tập đoàn Sông Đà đã liên tục có Công văn số 1504 TĐSĐ/TCNS ngày 26/09/2011, Công văn số 1532 TĐSĐ/TCNS ngày 29/09/2011 gửi SUDICO yêu cầu dừng và hủy quyết định miễn nhiệm, bổ nhiệm trái phép, đồng thời có Công văn số 1502 TĐSĐ/TCNS, Công văn số 1543 TĐSĐ/PC yêu cầu tạm dừng đăng ký kinh doanh thay đổi người đại diện theo pháp luật.

Đảng ủy Tập đoàn đã họp kiểm điểm trách nhiệm đảng viên với ông Phan Ngọc Diệp trong việc ban hành các quyết định trái phép trên. Tuy nhiên, ông Phan Ngọc Diệp đã cố tình không chấp hành, tiếp tục làm thủ tục xin Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, thay đổi người đại diện pháp luật.

Cùng với đó, ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ông Ngô Vĩnh Khương với tư cách Tổng giám đốc (chưa được Tổng Cty Sông Đà chấp thuận) đã ký quyết định điều động thay thế hàng loạt cán bộ các phòng ban quan trọng: Phụ trách phòng Pháp chế, Phó phòng KTKH, Phó phòng Tổ chức hành chính và một số cán bộ khác đến công tác tại Ban quản lý các dự án Hòa Bình, Ban quản lý các dự án Quảng Ninh, Chi nhánh Miền Nam.

Hầu hết các đơn vị trên đang trong quá trình giải thể và các cán bộ nhân viên ở đây đã chuyển công tác sang các Cty cổ phần SUDICO Hòa Bình, SUDICO Miền Nam, SUDICO Quảng Ninh từ giữa năm 2011. Hành động này được các cán bộ SUDICO đánh giá là một trong những biện pháp “thanh trừng” nhằm che giấu những sai phạm HĐQT.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm