| Hotline: 0983.970.780

Hàng Việt về nông thôn - Không chỉ là bán hàng

Thứ Sáu 10/06/2011 , 10:32 (GMT+7)

Theo đoàn công tác đưa hàng Việt về nông thôn lần thứ 5, do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và Sở Công thương tỉnh Cà Mau tổ chức, chúng tôi tới huyện Thới Bình.

Phiên chợ hàng Việt về nông thôn thứ 63 được tổ chức rầm rộ làm bừng bừng khí thế của một thị trấn vùng quê nghèo. Đây là nỗ lực tiếp cận và tìm hiểu thị trường vùng sâu, vùng xa của doanh nghiệp Việt Nam với người tiêu dùng nông thôn. Các doanh nghiệp tham gia phiên chợ này không chỉ bán hàng mà còn tổ chức nhiều hoạt động bên lề nhằm kết nối nhà phân phối, nhà bán lẻ tại địa phương với doanh nghiệp trong mối quan hệ làm ăn lâu dài.

Ngoài bán hàng trực tiếp, chương trình còn đem đến cho địa phương những hoạt động hỗ trợ cộng đồng có giá trị. Ví dụ như hoạt động huấn luyện tiểu thương, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em, tư vấn nông nghiệp cho bà con nông dân, khám bệnh phát thuốc cho người nghèo, tặng quà cho học sinh nghèo, tặng quà cho hộ gia đình khó khăn… Chúng tôi may mắn được dự một trong những hoạt động bên lề do phiên chợ tổ chức, đó là tư vấn kỹ thuật nông nghiệp “kỹ thuật sản xuất lúa cho mô hình tôm - lúa tại Cà Mau”.

Đề tài được BTC chọn để tư vấn cho nông dân đúng là có ý nghĩa, bởi mới đây trong các mô hình tôm - lúa nông dân đang rất khó khăn, khi tôm đang chết rất nhiều; rồi khi làm lúa thì nước mặn xâm nhập làm lúa không trổ bông hay lép không vào gạo. Chính điều đó mà vấn đề “làm lúa thế nào sau một vụ tôm” được nông dân hào hứng tham gia. Khán phòng hội trường của huyện chật cứng, đông đủ từ cán bộ của huyện, các bộ phận của Phòng NN- PTNT; hơn 200 nông dân được huyện chọn mời tham gia.

Với thành phần tham gia tư vấn bao gồm PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ - thuộc Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, các KS thuộc phòng marketing của Cty cổ phần Phân bón Bình Điền. PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ giới thiệu với bà con quy trình canh tác lúa trong mô hình tôm - lúa sao cho hiệu quả. Với kiến thức khoa học và thực tế trong nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy của thầy đã giúp nông dân hiểu thêm nhiều điều. Đến kỹ thuật bón phân, đây cũng là một yếu tố giúp đảm bảo cho lúa trong mô hình phát triển tốt, đạt năng suất.

Bà con nông dân được kỹ sư Nguyễn Thành Sơn - chuyên viên Marketing của Cty CPPB Bình Điền hướng dẫn cách thức bón phân theo 4 đúng (đúng lúc, đúng loại, đúng lượng và đúng cách), 3 nhìn (nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây) thật bài bản, rõ ràng, cặn kẽ; lại thường kèm theo sự liên hệ hài hước làm tăng sức hấp dẫn của bài thuyết trình và “mềm” nội dung chuyển giao kỹ thuật khô khan. Tôi và bà con nông dân bị cuốn hút thật sự vào “bài giảng” của KS Sơn cũng như sản phẩm độc đáo đến từ Bình Điền, Đầu Trâu TE+Agrotain lúa 1 và Lúa 2 sử dụng cho lúa, với hoạt chất chống thất thoát đạm, giúp nông dân tiết kiệm mà lại an toàn cho môi trường. Nhiều lão nông mắt đã mờ vẫn ráng ghi chép.

Ông Nguyễn Thanh Lễ, ở ấp 4, xã Thới Bình nói: “Được dự những buổi nói chuyện như vầy rất có lợi cho nhà nông. Trước nay tụi tui đâu có biết chất Agrotain là gì; nay biết rồi, nó giúp cho phân đạm giảm bốc hơi, bớt hao phân, tức đỡ hao tiền; cây lúa có cái ăn đều đều nên cũng khỏe đều đều, chống chọi tốt với sâu bệnh. Còn TE là chất trung, vi lượng bổ sung cho quá trình sinh trưởng của cây lúa, giúp cho hạt gạo đạt được tiêu chuẩn chất lượng”. Lão nông Trần Ngọc Thành xen vào: “Hay quá, mai tôi phải qua hội chợ mua liền hai bao”.

Hội trường sôi động lên khi tới phần hỏi đáp. Bà con hỏi, cán bộ kỹ thuật của Bình Điền, PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ trả lời. Ông Quốc Hữu Lý ở ấp 3, xã Thới Bình, nói: “Trước nay tôi cứ âm thầm làm, làm rồi rút kinh nghiệm; nay cùng với kỹ thuật mà Cty Bình Điền phổ biến, tôi cũng xin được chia sẻ với bà con kinh nghiệm mà tôi làm mô hình lúa, tôm, đến nay đã qua 5 vụ rồi, trúng hoài…". Rồi bà con trao qua đổi lại, tranh luận với nhau, có lúc gay gắt; cuối cùng ai cũng thở phào, nhẹ nhõm và phấn chấn khi mình đã hiểu thêm, biết thêm được nhiều điều thật bổ ích cho sản xuất cây lúa, con tôm trên mảnh ruộng, vuông đầm nhà mình.

Mặc dù đang là người “ngoại đạo” với sản xuất nông nghiệp, nhưng tôi cũng cảm thấy nhẹ nhõm, vui lây niềm vui của bà con nông dân. Kỹ sư Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CPPB Bình Điền nói: “Những buổi tập huấn, hội thảo như thế này, Bình Điền tổ chức hàng trăm lần mỗi năm mà chủ yếu ở những vùng sâu, vùng xa; nhiều buổi được tổ chức ngay tại ruộng. Năm nay lần đầu tiên Bình Điền tham gia phiên chợ hàng Việt về nông thôn; nhưng thực ra Bình Điền đã về nông thôn từ lâu lắm rồi. Phân bón gắn với sản xuất nông nghiệp là gắn chặt với bà con nông dân, chủ yếu ở nông thôn.

Trách nhiệm của một doanh nghiệp sản xuất phân bón là phải đeo bám đến cùng lợi ích của những người nông dân đang một nắng hai sương trên mảnh ruộng, vuông vườn nhà mình; như sứ mạng mà Cty đề ra là: "Sản phẩm, dịch vụ, tư vấn tốt nhất; Vì lợi ích của người nông dân, vì sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm