| Hotline: 0983.970.780

Hành trình kỳ lạ của 6 người đàn ông Mèo Vạc: Hai năm làm người rừng

Thứ Năm 31/07/2014 , 13:10 (GMT+7)

Ly Mý Na, một trong 6 người đàn ông Mèo Vạc (trong đó có "vua phượt" Vừ Già Pó) vừa trở về sau cuộc hành trình vô cùng kỳ lạ, thật không thể tin nổi. PV Báo NNVN đã gặp Na ở Hà Nội vào hôm qua (30/7) và được anh kể cho nghe rất nhiều chuyện./ Vừ Già Pó thề không bao giờ đặt chân tới Trung Quốc!

Giữa năm nay, sự kiện Vừ Già Pó, một trong sáu người đàn ông dân tộc Mông ở xã Khâu Vai (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) đi sang Trung Quốc làm thuê rồi lạc sang tận Pakistan trở thành đề tài nóng hổi phủ khắp các mặt báo, gây xôn xao khắp cả nước.

Na là người thứ 5 trở về. Và Mý Mua vẫn đang mất tích. Sau khi biết tin, gia đình Na phải nhờ anh Lò Văn Hạnh, Chủ tịch MTTQ xã Khâu Vai cùng với Vừ Già Pó, Ly Mý Tử (anh trai Na) đi đón Na ở Lạng Sơn. Cả Ly Mý Na và Ly Mý Tử đều không nói được tiếng Kinh, Vừ Già Pó hơi lơ lớ, nên toàn bộ câu chuyện phải nhờ anh Lò Văn Hạnh phiên dịch. Pó, Tử, Na thay nhau kể về cuộc hành trình kỳ lạ của họ.

Hai năm chỉ được ăn một bữa cơm

Năm 2012, sáu người đàn ông ở huyện Mèo Vạc gồm Vừ Già Pó, Ly Mý Mua, Ly Mý Tử, Ly Mý Na, Ly Mý Cho và Và Mý Mua nghe lời của Vừ Xì Già rủ rê đi sang Trung Quốc tưới chuối và hứa trả công 70 NDT/người/tháng (một NDT bằng 3.200 đồng).

Hôm đó, vào ngày 14 Tết của người Kinh. Cả tốp đi xe máy xuống thị trấn Mèo Vạc sau đó Vừ Xì Già bàn giao cả 6 người cho một người đàn ông Trung Quốc lấy 60 triệu đồng, nói là đem về cho gia đình.

6 người được đưa lên một chiếc xe tải có thùng bịt kín. Đi hai ngày rưỡi không ăn uống gì thì đến một vùng đồi núi. Trái với những hứa hẹn ban đầu, nhóm công nhân phải làm việc vô cùng khổ cực, tiền công bị hạ xuống còn 50 NDT, lại còn bị đánh đập tàn nhẫn.

Khoảng một tháng sau, có một tốp người Mông cũng ở Mèo Vạc đi sang. Vừ Già  Pó và những người bạn xúm lại hỏi thăm tình hình vợ con ở nhà thì bị chủ lôi ra đánh đập hết sức tàn bạo. Họ kể: “Nó đấm, đá, đạp vào ngực, đòi giết”.

16-29-39_meovc2
Na, Tử và Pó

Quá sợ hãi, 6 người rủ nhau tìm cách bỏ trốn. Họ chia làm 2 tốp. Pó, Mua và Na đi một tốp. Cho, Mý với Tử đi một tốp. Tốp của Tử sau đó bị công an Trung Quốc bắt giữ, còn tốp của Pó lạc nhau giữ rừng, khởi đầu cuộc hành trình không thể tin nổi.

Ly Mý Na kể rằng, sau khi họ bỏ trốn, sợ sự truy đuổi của bọn người xấu kia nên cả ba đi sâu vào trong rừng. Không có bất cứ thứ gì mang theo. Đói thì vặt lá cây, quả rừng ăn, khát tìm suối uống. Đi khoảng 2 ngày thì Na và Mua lạc mất Pó, tìm cả ngày trời cũng không thấy. “Lúc đó tao đi không nổi nữa, nhìn thấy có quả rừng nên đứng lại vặt ăn nên bị lạc”, Pó nói xen vào.

Tìm Pó không được, cả Na và Mua tiếp tục đi sâu vào rừng. Người Mông vốn leo núi, vượt rừng rất giỏi, nhưng đi suốt mấy ngày liền Na và Mua kiệt sức. Họ quyết định nằm lại trong giữa rừng rậm để nghỉ ngơi. Được khoảng một ngày, đến lúc đói bụng chịu không nổi Na bảo Mua nằm nghỉ còn mình mò mẫm đi tìm quả rừng lót dạ. Tìm được một vài thứ quả dại, dù không biết là quả gì nhưng cũng ăn, may mà không chết.

Một lúc sau Na quay lại thì không thấy Mua đâu nữa. Nghĩ là Mua bị bọn người xấu bắt được hoặc bị thú rừng tha đi mất rồi nên Na cắm đầu cắm cổ chạy tiếp sâu vào trong rừng.

Hết ngày này sang ngày khác mà không tìm được đường ra, Ly Mý Na gần như biến thành người rừng. Ngày ngày vặt quả rừng ăn, vục nước suối uống. Đến lúc ra được khỏi rừng thì quần áo tả tơi, da dẻ xanh len lét, tóc tai tốt lủm.

Không biết đi đâu, Na cứ lang thang hết nơi này sang nơi khác. Anh tiếp tục kể về cuộc hành trình, có những lúc cao hứng còn cười ha hả.

Na còn kể rằng, suốt hai năm trời anh chỉ được ăn đúng một bữa cơm và chỉ mặc duy nhất một bộ quần áo trên người, và không được ngủ bất cứ đêm nào ở trong nhà.

Tôi đưa Pó, Tử, Na đi chơi ở công viên Thủ Lệ theo yêu cầu của anh Hạnh. Lần đầu tiên họ xuống Hà Nội, lần đầu tiên được ăn phở. Ly Mý Na cười ha hả. Cuộc hành trình chẳng khác nào trở về từ địa ngục đã ở lại sau lưng.

Bữa cơm duy nhất là lúc anh gặp một nhóm công nhân làm đường. Thấy Na rách rưới, người ta đưa vào lán cho ăn mấy bát cơm.

Nhiều lần chết đi sống lại

Chia tay đám công nhân, cuộc hành trình của Na lại tiếp. Đầu trần, chân đất, thỉnh thoảng Na nhặt được mấy thứ quần áo rách người ta vất quấn lên người. Nhìn thấy nhà dân cũng không dám vào vì sợ bị bắt. Khi thì đi qua rừng rậm, lúc đi qua đồi núi trọc lóc, không ít lần lả đi vì đói khát.

Có một bận, Na đói lả, nằm ở bìa rừng, 6 ngày đêm liên tục không có bất cứ thứ gì bỏ bụng. Người lên cơn sốt, co giật, anh tưởng rằng mình sẽ chết ở đây.

Na không biết chữ, cũng không có cách gì để thể làm dấu hiệu mình là người Việt Nam, chết ở đây không ai biết nên anh lấy tờ tiền Việt ra nắm chặt rồi nhắm mắt chờ chết.

Không hiểu sao cuối cùng lại tỉnh. Lê lết vặt quả rừng ăn, khỏe hơn một tý Na lại đi.

16-29-39_meovc1
Ly Mý Na kể về cuộc hành trình kỳ lạ của mình

Gần hai năm trời làm người rừng như thế, cho đến một hôm, Na lả đi và nghĩ rằng lần này chắc chắn sẽ chết thật thì may mắn có người Trung Quốc phát hiện đưa về nhà.

Gia đình họ chỉ có hai cha con, làm nghề chăn lợn và bốc vác thuê. Sau khi được họ cứu, Na ở lại làm cùng, vừa kiếm miếng ăn vừa đợi tìm cách trở về. Mấy lần Na lại đưa tờ một nghìn đồng tiền Việt ra chỉ trỏ nhưng hai cha con họ cứ lắc đầu.

Một hôm có người hàng xóm đến chơi, ông bố mang tờ tiền ra hỏi, họ nói với nhau những gì không biết, chỉ thấy hai cha con xếp quần áo chỉ vào tờ tiền đại ý nói đưa Na về. Tổng cộng, Na sống ở gia đình này khoảng 3 tháng nhưng anh cũng không biết ở tỉnh nào của Trung Quốc.

Họ lên xe khách đi hết một ngày lại chuyển qua đi tàu hỏa thêm một ngày nữa thì đến khu vực biên giới. Người cha đưa cho Na một ít tiền và quần áo rồi họ chia tay nhau.

Biên phòng Trung Quốc khám xét người Na nhưng anh không có bất cứ loại giấy tờ gì nên giữ lại không cho về. Bị giữ mất mấy ngày, Na tìm hiểu và biết được bên kia là biên giới Việt Nam nên anh tìm cách trốn.

Một đêm, Na trốn thoát, chạy thục mạng ra khu vực biên giới thì gặp hai người phụ nữ nói được tiếng Mông. Họ rủ Na lên núi để vượt biên về nhưng khi lên đến nơi thì có 3 người đàn ông lao vào đánh đập và cướp giật túi xách.

Trong lúc giằng co Na may mắn thoát, tiếp tục nhằm hướng Việt Nam chạy thục mạng. Quá nửa đêm, khi mệt đến mức không đi nổi nữa thì Na nghe tiếng tivi nhà dân nói tiếng giống tiếng người Kinh. Na mừng quá chạy vào để hỏi, nhưng nhà dân này không nói được tiếng Mông.

Họ cho anh ngủ nhờ một đêm rồi dẫn ra đường lớn bắt xe khách. Hết xe này đến xe khác cũng không có người nào nói được tiếng Mông cả. Cuối cùng Na nghĩ ra cách cứ gặp người nào là anh lại nói to “Người Mông. Mèo Vạc, Mèo Vạc”. Nhưng cũng không ai biết Mèo Vạc ở đâu.

Đứng đợi cả ngày, chập tối mới có một chiếc xe khách hiểu ý, lấy điện thoại ra gõ chữ Mèo Vạc, tìm hình ảnh người Mông nhảy múa, thổi khèn. Nhìn thấy, Na mới gật đầu lia lịa. Họ tìm cách liên lạc về huyện Mèo Vạc, xã Khâu Vai báo cho chính quyền và người nhà lên đón.

“Gia đình nó tưởng nó chết rồi. Nó có một người vợ tên là Vừ Thị Sính và 5 đứa con. Nhưng khi nó đi Trung Quốc được khoảng gần một tháng thì đứa con gái út bị bệnh, không có tiền đưa đi trạm xá nên chết mất. Vừ Xì Già đã bị công an bắt. Còn Và Mý Mua vẫn đang còn mất tích”, Lò Văn Hạnh kể thế.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm