| Hotline: 0983.970.780

Hành - vị thuốc

Chủ Nhật 30/01/2011 , 08:27 (GMT+7)

Hành là một gia vị được dùng để ướp các loại thịt cá, tôm, cua,... ức chế các vi khuẩn gây bệnh, tạo hương vị thơm ngon cho món ăn.

Hành là một gia vị được dùng để ướp các loại thịt cá, tôm, cua,... ức chế các vi khuẩn gây bệnh, tạo hương vị thơm ngon cho món ăn, nhất là thịt lợn nên trong dân gian đã có câu: “Thịt lợn một giành, không hành không ngon” hay “Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi”.

Đặc biệt hơn, hành còn vị thuốc hay dùng trong trị liệu nhiều bệnh chứng mà tiêu biểu là chữa cảm mạo. Năm mới xin tản mạn đôi điều về cây hành giúp mọi người cùng giải trí đầu xuân, song biết đâu cũng có khi cần đến.

Cây hành (Allium fistulosum L.) còn gọi là hành ta hay tên thuốc gọi là thông bạch. Hành là một loại gia vị phổ biến, rất cần thiết trong việc chế biến thức ăn. Hầu như tất cả các món ăn đều sử dụng đến hành như kho, xào, nấu canh, chiên, chưng, làm chả…

Đông y cũng cho rằng, hành có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hoá, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, lạnh bụng. Dùng ngoài giã nát, đun sôi để rửa các vết thương, vết loét, chàm (eczema), viêm da. Hiện nay, các nhà khoa học ghi nhận hành có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng sự bài tiết dịch tiêu hoá, ngừa ký sinh trùng đường ruột, giúp cơ thể phòng chống ung thư hệ hô hấp và tiêu hoá, giảm cholesterol trong máu.

Cũng như tỏi, hành được dùng để ướp các loại thịt cá, tôm, cua,... ức chế các vi khuẩn gây bệnh, tạo hương vị thơm ngon cho món ăn. Hành được dùng để chữa các bệnh thông thường. Thật vậy, sau đây xin giới thiệu một số cách tiêu biểu sử dụng hành phối hợp với các thứ khác để trị bệnh.

 Đề phòng trị dịch cúm: Hành 50g, tỏi 25g nấu với 1 lít nước, sôi 10 phút, chia 2 lần uống trong ngày.

 Chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, sốt không ra mồ hôi, ho có đàm, người ớn lạnh: Gừng tươi 15 – 20g, hành cả củ và lá 12 – 15g. Hai thứ rửa sạch, nấu với 1/2 lít nước, để sôi khoảng 10 phút, sau lấy ra uống nóng, đắp mền cho ra mồ hôi.

 Dùng nấu cháo giải cảm: Hành tươi 30g, gừng tươi 6g, lá tía tô 16g. Gừng và tía tô cùng hành xắt nhỏ. Nấu 100g gạo thành cháo chín nhừ, cho 3 vị vào cháo trộn đều, ăn nóng rồi đắp mền cho ra mồ hôi. Có thể thêm 1 quả trứng gà, gia vị để ăn.

 Chữa trẻ nhỏ bị cảm lạnh: Hành 3 cây để cả củ, lá rồi rửa thật sạch, cắt nhỏ, ngâm trong 70 – 100ml sữa mẹ khoảng 30 – 40 phút. Sau cho vào xoong nhỏ nấu sôi 30 – 40 phút, để nguội rồi cho trẻ uống từng thìa nhỏ.

 Chữa ho nhiều đàm do nhiễm lạnh: Hành 6 củ, củ cải trắng 1 củ (gọt vỏ rửa sạch), gừng tươi 15g. Nấu củ cải với 750ml nước đến khi chín mềm thì cho hành và gừng vào nấu tiếp. Sắc còn 250ml. Uống và ăn luôn bã, một lần vào trước bữa ăn.

 Chữa bí tiểu, đau tức vùng bụng dưới: Dùng 3 – 5 củ hành, rửa sạch, băm nhỏ rồi đem sao nóng, bọc trong vải sạch để chườm vào bụng dưới. Hễ nguội thì lại thay bọc hành nóng khác chườm tiếp. Đồng thời dùng tay chà xát lòng bàn tay và lòng bàn chân cho ấm lên.

 Chữa bị chấn thương, sưng đau: Dùng hành trắng rửa sạch, giã nhuyễn, tẩm với đường cát trắng rồi đem sao chín, để nguội, đắp vào chỗ sưng đau, lấy vải sạch băng lại, đắp vài lần sẽ bớt sưng đau. 

Tuy nhiên cần lưu ý: Người bị nội nhiệt, ra mồ hôi trộm, người nóng bứt rứt, người đang bị đau mắt, mụn nhọt, viêm loét dạ dày không nên ăn hành củ.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất