| Hotline: 0983.970.780

Hạt giống chất lượng kém, nông dân điêu đứng

Thứ Sáu 17/07/2015 , 09:27 (GMT+7)

16 hộ dân ở ấp Thân Bình, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đang đứng ngồi không yên vì ruộng cải bẹ trắng phải nhổ bỏ do mua hạt giống chất lượng kém.

Nhiều ruộng trồng cải, cây cải đã 5 tuần tuổi nhưng cao không quá 10 cm, cọng và bẹ bị vón, quéo nên không bán được.

Anh Huỳnh Văn Đi ở ấp Thân Bình cho biết, cách nay hơn 1 tháng, ông mua 3,5 kg hạt cải bẹ trắng từ đại lý vật tư nông nghiệp (VTNN) Hai Còm (ấp Thân Bình) với giá 110 ngàn đồng/kg về gieo trồng trên diện tích 7.000 m2 (7 công).

20 ngày sau, nhận thấy giống cải này có dấu hiệu bất thường như: cọng và bẹ bị quéo lại, thân lùn, không phát triển chiều cao. Lúc đầu, cứ nghĩ cải bị phạm phân (sử dụng phân quá liều lượng) nhưng sau khi tìm hiểu anh mới biết, những đám cải của một số hộ dân khác cũng có hiện tượng tương tự.

Qua phản ánh của các hộ dân, đại lý VTNN Hai Còm có thông báo cho DN cung ứng hạt giống (ở TP.HCM) biết. Cách nay 1 tuần, DN có cử 1 cán bộ kỹ thuật đến xác minh.

Sau khi kiểm tra thực tế tại các rẫy cải, cán bộ này cho biết, giống cải trên DN dự kiến trồng thử nghiệm tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) nhưng do thủ kho sơ suất giao nhầm cho đại lý Hai Còm (1 thùng 20 kg), nông dân mua phải giống cải trên về trồng nên dẫn đến thiệt hại.

Cán bộ này hứa sẽ báo cáo lãnh đạo doanh nghiệp xem xét hỗ trợ thỏa đáng cho các hộ dân bị thiệt hại.

Ngày 11/7/2015, 16 hộ dân bị thiệt hại được mời dự họp tại nhà ông Nguyễn Văn Giao, Trưởng ấp Thân Bình để nghe bà Nguyễn Thị Anh (chủ đại lý VTNN Hai Còm) thông báo về mức hỗ trợ do doanh nghiệp cung ứng hạt giống đưa ra là 1 triệu đồng/công. Đa số hộ dân dự họp đều không đồng tình với mức hỗ trợ trên.

Rất mong ngành chức năng sớm vào cuộc, xác định rõ nguyên nhân và yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các hộ dân.

Trước sự phản ứng của nhiều hộ dân, bà Nguyễn Thị Anh hứa sẽ báo DN xem xét lại mức hỗ trợ. Tuy nhiên, 3 ngày sau (ngày 14/7/2015), bà Anh thông báo DN không đồng ý tăng mức hỗ trợ.

Theo anh Đi, để canh tác 1 công cải, anh phải đầu tư từ 3 – 4 triệu đồng, bao gồm công làm đất, chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, công tỉa, làm cỏ…

Với năng suất trung bình 1,5 tấn/công, giá bán hiện tại là 7 ngàn đồng/kg, mỗi công đất trồng cải có thể cho anh nguồn thu 10,5 triệu đồng. Vì vậy, anh đề nghị DN hỗ trợ 50% (5 triệu đồng) chi phí cho 1 công đất trồng cải bị thiệt hại.

Ông Trần Hoàng Hiệp (trồng 2 công cải xen hành) đề nghị doanh nghiệp hỗ trợ 3 triệu đồng/công do ông trồng cải xen canh với cây hành lá nên chi phí đầu tư thấp hơn so với anh Đi.

Ngoài ra, đa số hộ dân cũng không đồng tình với cách làm việc của đại lý và DN. Thay vì lãnh đạo doanh nghiệp phải trực tiếp đến hoặc cử đại diện đến dự họp để cùng thỏa thuận với hộ dân về mức bồi thường, hỗ trợ, đằng này, DN, đại lý tự bàn bạc và áp đặt mức hỗ trợ.

Được biết, trong thời gian chờ thỏa thuận với doanh nghiệp về mức hỗ trợ, vì kế sinh nhai, hầu hết nông dân đã phải rứt ruột phá bỏ những rẫy cải kém chất lượng trên (nhổ bỏ hoặc cho cá ăn) để tiến hành canh tác vụ màu mới (tổng diện tích thiệt hại khoảng 4ha).

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất