| Hotline: 0983.970.780

Hạt ngọc lấm dưới bãi sông

Thứ Tư 24/09/2014 , 08:59 (GMT+7)

Đọc xong “Tuổi thơ Hà Nội ngày xưa”, di cảo của Lê Bầu, như hạt ngọc lấm bụi đất dưới bãi sông Hồng, qua một cơn mưa lại thanh sạch tinh tươm.

Đọc xong hơn 130 trang cuốn sách “Tuổi thơ Hà Nội ngày xưa”, di cảo của cố nhà văn Lê Bầu (1930-2009), do NXB Kim Đồng phát hành tháng 8/2014, tôi cứ liên tưởng đến những hạt ngọc lấm bụi đất dưới bãi sông Hồng, qua một cơn mưa lại thanh sạch tinh tươm.

14-52-43_nh-2-7

Dưới - chứ không phải ngoài - bãi sông, ở đây là bãi Phúc Xá Hạ của Hà Nội những năm nửa đầu thế kỷ 20, nơi ngụ cư của những người dân không một mảnh đất cắm dùi ở các miền quê đổ về, đám cùng đinh nhất trong đám cùng đinh, nấc thang tột cùng của xã hội.

Gia đình nhà văn Lê Bầu cũng nằm trong số đó. Cha mẹ ông từ miền “oai oái” của Phủ Khoái (nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) lên Hà Nội làm con nuôi con mày, lấy nhau dựng túp lều bè ven sông Hồng sinh cơ lập nghiệp.

Cho đến ngày Tòa Đốc lý Hà Nội cắm đất, chia lô, làm đường, “đuổi” dân tứ xứ xuống bãi Phúc Xá Hạ ven sông Hồng cư trú mà không phải mất một xu làm “sổ đỏ”.

Từ lô đất mang số 321 trên con đường Năm bãi Phúc Xá Hạ, Lê Bầu đã được hòa mình vào cuộc sống của dân giang hồ tứ chiếng. Hai chị em Bính lớn, Bính con, con ông Hợp Cẩn nứt mắt đã có tính gian, đi xách làn thuê cho khách ở chợ Đồng Xuân thì ăn cắp gói thịt, con cá, thậm chí cả ví tiền của khách.

Vợ chồng anh Cả Mốc với nghề làm mật gấu đểu lừa người mua. Một Tí Bủng nghiện rượu chè, cờ bạc và cả thuốc phiện, “anh hùng đầu gấu” bảo kê ở bến ô tô Chợ Nứa ai nghe tên cũng phải sợ. Thậm chí đến cả ông Mù cũng ranh mãnh, mưu kế gian ngoa tính toán lừa đảo cả xe bột rởm cho lò bánh mỳ...

Dân dưới bãi - dân dưới đáy xã hội, dân cố cùng như vậy nhưng cư xử với nhau lại có những điều rất nhân văn.

Tí Bủng lên cơn nghiện thuốc phiện, rỗng túi, sai vợ đi mua thuốc không được, đã nổi cơn tam bành dạy vợ. Lúc đó chị vợ đang bụng mang dạ chửa nên Tí Bủng sang hàng xóm mượn cái xẻng về nhà, đào một cái hố ngay giữa nền, bắt vợ nằm sấp, đặt bụng vào hố và quất đủ 10 roi vào mông.

Thì ra trong con người kẻ giang hồ đó vẫn lo lắng cho giọt máu của mình trong bụng vợ. Cho đến ngày vợ anh ta tự tử, Tí Bủng chôn cất vợ xong, bế con lặng lẽ rời khỏi bãi Phúc Xá. Điều này khiến Lê Bầu “nghĩ nhiều về cái lương tâm vẫn còn ẩn nấp đâu đó trong trái tim chai sạn của anh”.

Nhiều tuổi nhất “hội” kéo xe bò là bác Cấn, mắt hơi trố trố, mỗi lần quắc lên thì trông như “ngáo ộp”, thành nỗi ám ảnh của Lê Bầu. Vậy mà vẫn âm thầm theo dõi sự học hành của “thằng Bầu”.

Ngày biết tin Lê Bầu đi thi lấy bằng Sơ học yếu lược, bố mẹ thì ở mãi Bắc Giang, bác đã dậy sớm từ khi đất trời còn tù mù, ngồi đợi ở chợ Nứa, móc túi cho cháu một đồng hào bạc, với lời động viên: “Cố gắng thi cho đỗ con nhé” kèm những giọt nước mắt rưng rưng: “Thất học khổ lắm con ạ”.

Một câu hỏi cứ vọng lên: Những miền thiện như bác Cấn bây giờ ở đâu?

14-52-43_nh-1-9
Nhà văn Lê Bầu (1930-2009)

Sinh sống dưới bãi như vậy, nhưng từ nhỏ có thể bố mẹ đã dạy Lê Bầu theo khuôn phép gia giáo không thua kém gia đình nào. “Nhà mình nghèo thì nghèo thật, nhưng cấm không được xin xỏ bất cứ ai tiền nong, quà cáp, cấm không được thấy người ta ăn mà đứng chầu mồm. Cho cũng không được lấy”.

Và dẫu cho người lớn có những va chạm, lủng củng, bọn trẻ con vẫn vui vẻ đoàn kết, chơi khăng, đánh đáo với nhau. Chính môi trường từ nhỏ ấy đã ngấm vào con người Lê Bầu để rồi sau này ông “không vì cái ghế mà vác ghế đánh nhau”.

“Rồi ra ai mà chẳng có một vị trí vĩnh cửu dưới một gốc thông reo. Không dám nói trước mọi trường hợp, nhưng riêng với Lê Bầu, có thể đoán biết được điều này: hễ còn nghe thấy một ngọn thông đang vi vu, chắc chắn bè bạn sẽ còn nghĩ ấy là Lê Bầu..”, nhà văn Châu Diên.

“Tuổi thơ Hà Nội ngày xưa” còn cho biết mong muốn của bố mẹ là Lê Bầu học “nghề bán kem” khi đi theo vợ chồng chú Bính Kem. Rồi chính những chuyến dạo phố bán kem đã thu vào đôi mắt cậu bé những cảnh sinh hoạt phố phường.

Cậu quan sát rất tỉ mỉ chiêu lừa người đảo người khác bằng trò nhặt được tiền rơi để chia đôi tờ bạc 5 đồng Đông Dương của hai chị em Bính lớn, Bính con.

Sự quan sát tinh tế, óc phân tích có lẽ là tố chất bẩm sinh để cậu bé dưới bãi trở thành nhà văn Lê Bầu sau này. Cậu bé mới tập tọe đánh vần khi đọc cuốn truyện Phạm Công Cúc Hoa, dù chưa hiểu biết gì về vần vè, văn chương mà đã “khó chịu” với những chữ vô nghĩa lý hay gặp như “vậy thì”, “tức thì”, “một khi”... đã “phản ứng gay gắt” với các cụ tiền nhân.

Lê Bầu lý giải điều này một cách hóm hỉnh: “Dòng dõi chăng? Truyền thống chăng? Đều không phải bởi vì cả họ Lê nhà tôi mù chữ, cả họ nhà tôi không có người nào có lấy một tấm bằng Sơ học yếu lược chứ nói gì đến việc đỗ cử nhân...”.

Vậy mà, từ thằng bé dưới bãi Phúc Xá Hạ, Lê Bầu thành nhà văn, tác giả của “Thông reo”, của “Sáu mươi đêm giữ chợ Đồng Xuân”, của “Những năm tháng trôi qua”; thành dịch giả hàng đầu về tiếng Trung, trong đó ông tâm huyết với các tác phẩm của Giả Bình Ao...

Dịch giả Trần Đình Hiến đánh giá: dịch Giả Bình Ao chỉ có Lê Bầu là đạt nhất!

Đọc xong “Tuổi thơ Hà Nội ngày xưa”, di cảo của Lê Bầu, như hạt ngọc lấm bụi đất dưới bãi sông Hồng, qua một cơn mưa lại thanh sạch tinh tươm.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm