| Hotline: 0983.970.780

Hậu quả bão số 5: Nông nghiệp thiệt hại nặng

Thứ Hai 03/10/2011 , 09:07 (GMT+7)

Dù tâm bão số 5 không trực tiếp đi vào tỉnh Thái Bình, song hậu quả nó để lại là vô cùng nặng nề khi 50.000 ha lúa bị đổ và rụng hạt khiến năng suất giảm 15%, 9.000 ha cây vụ đông bị mất trắng, gần 6.000 ha ngao và đầm nuôi trồng thủy sản ngoài đê bị thiệt hại nặng...

* Thái Bình mất 800 tỷ đồng

Dù tâm bão số 5 không trực tiếp đi vào tỉnh Thái Bình, song hậu quả nó để lại là vô cùng nặng nề khi 50.000 ha lúa bị đổ và rụng hạt khiến năng suất giảm 15%, 9.000 ha cây vụ đông bị mất trắng, gần 6.000 ha ngao và đầm nuôi trồng thủy sản ngoài đê bị thiệt hại nặng nề, ước thiệt hại lên đến 800 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Hữu Rong - Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó trưởng BCH PCLB tỉnh Thái Bình cho biết, nhờ công tác chuẩn bị chống bão tốt, tại Thái Bình không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, do mưa lớn kéo dài cộng gió mạnh khiến 10.000 ha lúa chuẩn bị thu hoạch rụng hạt, 40.000 ha lúa đang phơi màu bị đổ, năng suất giảm 15%. Các huyện bị thiệt hại nặng là Kiến Xương, Đông Hưng, Hưng Hà, Tiền Hải...

Dọc con đường từ TP Thái Bình xuống huyện Tiền Hải, những ruộng lúa đang phơi màu bị gió bão quật đổ nằm rạp như sân bóng. Do mưa khá lớn, cộng với lúa chưa thể thu hoạch nên bà con nông dân đành bất lực nhìn lúa bị đổ. Việc 40.000 ha lúa đang phơi màu bị đổ chắc chắn sẽ ảnh hưởng khá lớn tới năng suất vụ thu hoạch sắp tới. Tại một số huyện có cây vụ đông sớm như Hưng Hà, Vũ Thư, Quỳnh Phụ… hàng nghìn ha cây rau màu bị chết do mưa bão.

Ông Trần Xuân Định, PGĐ Sở NN-PTNT Thái Bình buồn bã cho hay, đợt mưa lớn kéo dài cách đây không lâu khiến một diện tích đáng kể cây vụ đông, trong đó có cây đậu tương của tỉnh bị thiệt hại, nay cơn bão số 5 tiếp tục tràn qua khiến 9.000 ha cây vụ đông chết úng, thiệt hại trên 13 tỷ đồng. Vì vậy, năm nay diện tích cây vụ đông của Thái Bình sẽ giảm so với năm 2010.

Tại huyện Thái Thụy, Tiền Hải và Vũ Thư, mưa bão cũng đã làm sạt lở hàng trăm mét đê, kè tại Tân Thành, Hà My, tuyến đê biển số 4, số 6 và để biển số 8. Tại huyện Tiền Hải và Thái Thụy, bão số 5 cũng gây thiệt hại cho gần 6.000 ha bãi ngao, đầm nuôi trồng thủy sản, ước tính thiệt hại lên đến 400 tỷ đồng. Đây là khu vực thiệt hại nặng nề nhất trong cơn bão số 5 vừa qua.

Còn tại Nam Định, theo BCH PCLB - TKCN tỉnh cho hay, tính đến hết ngày 1/10, bão số 5 đã làm 5.000 ha lúa mùa bị đổ nghiêng, gây thiệt hại gián tiếp cho sản xuất lúa mùa khi làm lây lan và phát triển nhanh bệnh bạc lá, nhất là đối với những diện tích lúa trỗ sau ngày 20/9. Tại huyện Mỹ Lộc đã xảy ra sạt lở kênh xả tiêu ngoài đê thuộc trạm bơm Hồng Hà; khối lượng sạt lở khoảng 1.500 m3, mỗi bờ sạt sâu vào khoảng 4 đến 5 m, chiều dài sạt 150 m. Trong đó, 10 m ăn sâu vào chân bối Hồng Hà, 20 m sát vào nhà dân. Tại huyện Hải Hậu, phải xử lý sạt lở mái kè bãi tắm Thịnh Long với khối lượng 70 m3 đá hộc, 20 rọ thép... 

Hải Phòng là địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 5. Theo thống kê, ước tổng thiệt hại do bão số 5 khoảng 60 tỷ đồng, trong đó nặng nề nhất vẫn là lĩnh vực nông nghiệp. Toàn thành phố có 41.058 ha lúa và 1.880 ha rau màu. Diện tích lúa đã trỗ 35.838 ha, trước khi bão số 5 ập vào, lực lượng bộ đội đã giúp đỡ bà con thu hoạch được hơn 400 ha. Tuy nhiên sức gió lớn kèm theo mưa vẫn khiến 9.948,7 ha lúa bị gãy đổ, giảm 10-15% năng suất thu hoạch. Có khoảng 206,5 ha hoa màu bị thiệt hại, 60.000 cây ăn quả, chủ yếu là chuối bị bão đánh gãy, 580 cây xanh lâu năm gãy đổ. 10 nhà ở và 1 nhà tạm bị tốc mái, 6 chòi canh thủy sản bị sập đổ. Bể nước chính của công trình nước sạch xã  Tiên Hưng, huyện Tiên Lãng vị đổ vỡ hoàn toàn. Huyện Tiên Lãng là địa phương chịu thiệt hại khá lớn: 3.200 ha lúa đổ, 202 ha màu bị ngập, 55.500 cây ăn quả mất trắng…

Tại Quảng Ninh, bão số 5 đã làm 293 căn nhà tốc mái, 11 tàu thuyền và xà lan bị lật chìm, 33 bè nuôi bị vỡ làm mất trắng cả trăm tấn cá và thuỷ sản các loại. 1.669 ha hoa màu bị ngập úng. Thiệt hại nặng nề nhất là huyện Hải Hà: 28 ngôi nhà bị tốc mái, 63 công trình phụ bị hư hỏng, trên 200 ha lúa và ngô đang trong thời kỳ trổ bông bị đổ, gần 100 ha mía, rau màu các loại bị hư hỏng, 2 bè nuôi cá giống bị lũ cuốn trôi. 

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm