| Hotline: 0983.970.780

Hé lộ đường dây chạy viên chức

Thứ Năm 15/05/2014 , 09:56 (GMT+7)

Tại trung tâm huyện nghèo Pác Nặm, khắp các hàng ăn, quán nước đều to nhỏ về những câu chuyện mất tiền oan để chạy điểm thi tuyển viên chức năm 2013.

Từ ngày 25/9/2013 đến 15/2/2014, Báo NNVN đã đăng tải 5 bài viết về những dấu hiệu sai phạm và biểu hiện tiêu cực tại kỳ thi tuyển viên chức ở huyện nghèo Pác Nặm.

Sau đó các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Kạn đã vào cuộc xác minh và Tỉnh ủy Bắc Kạn đã có văn bản đề nghị Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Bắc Kạn: Không công nhận kết quả trúng tuyển đối với đợt thi tuyển viên chức năm 2013 tại huyện Pác Nặm, để chờ làm rõ dấu hiệu vi phạm...

Hiện tại, những thông tin liên quan đến tiêu cực vẫn đang được cơ quan chức năng giữ kín để mở rộng điều tra.

Còn theo điều tra riêng của NNVN thì, số tiền do các thí sinh và người nhà thí sinh đã đưa đến những người trung gian, để tìm cách chuyển đến những người có quyền quyết định trong Hội đồng thi tuyển viên chức huyện Pác Nặm khoảng 480 triệu đ.

Sự việc tóm tắt như sau:

Những ngày đầu xuân mới 2014, cả Đồng Thị H và Sằm Thị M ở xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn đều phàn nàn với người thân, bè bạn rằng:

Ông Nông Văn C, cư trú tại xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn là người có chức, có quyền ở xã Đức Vân, mà làm ăn không nghiêm túc, vì đã nhận tiền của 2 người này 280 triệu đ để "lo" được trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức, diễn ra trong tháng 10/2013 tại UBND huyện Pác Nặm.

Và, tiền đã trao từ ngày 16/9/2013, đổi lại mỗi việc được đi "gõ đầu trẻ con", mà mãi chẳng xong. Cả nhà 2 thí sinh này cứ chờ mãi, lúc ông C nói là sẽ có kết quả trước Tết Nguyên Đán, sau đó lại khất lần, với các ngôn từ: Các sếp đang bận Tết nên chưa phê duyệt... và lại đợi mãi vẫn chẳng thấy ông C báo kết quả trúng tuyển.

Với số tiền lớn như vậy, ở xã vùng sâu Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, nơi mà nhiều người dân đến cơm chưa đủ no, áo chưa đủ ấm, thì số tiền cả trăm triệu đồng đâu có dễ kiếm?!. Các gia đình đã phải vay mượn khắp nơi để lo việc lớn cho con, nay không thành nên sự việc càng nhanh chóng vỡ lở, lan truyền đến nhiều người...

Trong lúc đợi chờ, người thân của các thí sinh này đã đọc Báo NNVN, thấy các bài viết phanh phui về những tiêu cực trong tuyển dụng viên chức tại huyện Pác Nặm, họ mới ngớ người, cho rằng, gia đình họ mù quáng lỡ "gửi trứng cho ác".

Khi phân tích kỹ tình hình, họ đã nhận thấy vụ việc thi tuyển viên chức tại Pác Nặm không đơn giản, nếu có dùng tiền cũng khó lọt, bởi lúc này các cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh một số đơn thư của các thí sinh khác.

Biết mình bị lừa, cả 2 thí sinh và người nhà của họ đã "tăng tốc" đòi lại số tiền lỡ đưa cho ông C (mỗi người đã đưa 140 triệu đ).

Tuy nhiên, số tiền nhận của 2 thí sinh 280 triệu đồng, ông C đã đưa cho bà Hoàng Thị N, là giáo viên đang dạy cùng xã Đức Vân, đồng thời cũng là người rất thân quen với ông Dương Văn Huấn - Chủ tịch huyện Pác Nặm (ông Huấn đã được điều chuyển công tác khác vào ngày 10/2/2014).

13-21-04_img_1691
Giấy giao nhận tiền do nạn nhân cung cấp

Chỉ vì số tiền của 2 thí sinh này đã "chạy" qua nhiều khâu, đến mỗi cửa lại bị rơi đi một ít, nên 2 thí sinh không lấy lại đủ số tiền ban đầu... Sự việc bị đẩy lên đỉnh cao, khi 2 thí sinh này quyết định gửi đơn đến các cơ quan chức năng để cầu cứu.

Khi đưa "chứng cứ" cho PV. NNVN, thí sinh H chỉ có mỗi tờ giấy viết tay với nội dung là ông C đã nhận tiền của H, đồng thời cam kết với H rằng: Nếu không lo được việc, tờ giấy nhận tiền này sẽ là căn cứ để trả lại tiền...

Còn tại trung tâm huyện nghèo Pác Nặm, nơi được cho "tâm bão" của vụ tuyển dụng viên chức, khắp các hàng ăn, quán nước đều to nhỏ về những câu chuyện mất tiền oan để chạy điểm thi tuyển viên chức năm 2013, giờ thì tiền mất, việc không thấy đâu.

Điển hình là vụ việc ông Dương Văn S, thường trú ở xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, cũng do cả tin đã đưa tiền cho ông D, là cán bộ huyện Pác Nặm để lo việc cho con nhưng không được.

Đợi mãi chẳng thấy kết quả, ông đành mất công đến huyện Pác Nặm để "phàn nàn" với mọi người về việc lỡ đưa tiền cho ông D, với số tiền 80 triệu đồng, để "chạy" cho con đỗ kỳ thi tuyển viên chức huyện Pác Nặm cùng đợt tháng 10/2013, càng làm cho sự việc ở huyện này thêm nóng. 

Bởi với số tiền 80 triệu đ là quá lớn với một gia đình nông dân vùng sâu, luôn trong tình trạng thiếu đất sản xuất, cá nhân ông đã phải vay mượn khắp nơi mới đủ, nếu con ông không trúng tuyển vào nghề "gõ đầu trẻ con" của huyện Pác Nặm, thì gia đình ông chẳng biết lấy gì bù đắp...

Trao đổi về các vấn đề trên, ông Hoàng Kim Hồng - Bí thư Huyện ủy Pác Nặm khẳng định: "Tất cả những người dân và các thí sinh có đơn thư phản ánh hoặc tố cáo liên quan đến tiêu cực tại kỳ thi tuyển viên chức huyện Pác Nặm 2013, sẽ được huyện đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ, xử lý nghiêm những cán bộ có liên quan.

Riêng các trường hợp lỡ đưa tiền cho những người hứa sẽ chạy đỗ viên chức, quan điểm của cá nhân tôi là do người dân nhận thức hạn chế, đã cả tin nên bị mất tiền, do đó vẫn chỉ là nạn nhân. Chúng tôi sẽ phối hợp tốt với các cơ quan chức năng để bảo vệ đồng tiền mô hôi nước mắt của bà con bỏ ra, cũng như các quyền và lợi ích của những nạn nhân bị lừa gạt trong vụ thi tuyển này.

Tôi cũng như nhiều đồng chí lãnh đạo của huyện Pác Nặm đang mong muốn nhận được những phản ánh chính xác từ các nạn nhân, để giúp bà con lấy lại tiền bị lừa gạt, nhằm làm trong sạch nội bộ, lấy lại lòng tin với nhân dân...".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm