| Hotline: 0983.970.780

Hệ lụy của việc thích nhìn ngắm

Thứ Hai 16/09/2013 , 10:50 (GMT+7)

Sự kiện “trai đẹp Omar” rùm beng suốt cả tuần qua như một tiếng chuông cảnh tỉnh với một nền giải trí ưa hình thức, chạy theo những giá trị ảo như một sự giễu cợt tất yếu.

Sự kiện “trai đẹp bị trục xuất” Omar tới Việt Nam đã gây xôn xao những ngày qua, khán giả hay giới truyền thông cũng tranh cãi nảy lửa khi một đơn vị nào đó bỏ tiền ra để chàng trai này tới Việt Nam tham gia sự kiện.

Nhiều câu hỏi được đặt ra, anh chàng này đến để làm gì? Hát, nhảy hay diễn thời trang? Tất cả những lĩnh vực đó đều không phải sở trường của chàng trai này, và bỏ tiền để có sự hiện diện của chàng trai này khá vô lý khi chàng trai này chỉ có cái mác đẹp trai và thêm cái “mác” hài hước: bị trục xuất khỏi một lễ hội vì quá đẹp trai.

Tất nhiên, chúng ta không thể trách anh chàng Omar này khi bỗng dưng có một đơn vị mời anh tới tham gia, qua đó lại kiếm thêm được chút tiền cát-sê, dĩ nhiên anh chàng vui vẻ nhận lời ngay.

Có trách, phải chăng trách chúng ta khi hiện tại đang dễ bị những giá trị ảo (lẫn nhảm) xâm lấn đời sống, song song, Omar cũng là minh chứng cho một bộ phận khán giả ưa hình thức, phát cuồng với những giá trị thiên về nhìn ngắm hơn là giá trị thực tế.

Nói về nghệ thuật, phải chăng chúng ta đã có làn sóng người đẹp hát, những hot girl, người mẫu chỉ giỏi uốn éo, khoe hàng hơn là hát. Về sân khấu, điện ảnh cũng chẳng khác gì, khi những người mẫu diễn xuất cứng đơ vẫn tràn ngập sóng truyền hình mỗi tối.

Ở lĩnh vực tôn vinh cái đẹp nhất, hẳn là thời trang, thì khán giả vẫn đang quay quắt với những người mẫu khoe mông, khoe ngực, làm trò trên sàn diễn hơn là những người mẫu đủ chuẩn trình diễn trang phục của các nhà thiết kế.


“Trai đẹp bị trục xuất” Omar được chào đón tại sân bay

Đấy là chưa kể, một bộ phận khán giả và giới truyền thông đang thích thổi phồng những giá trị “nhảm” nhằm mục đích “mua vui” cho độc giả, có những Bà Tưng hay Ngọc Trinh với những câu nói “để đời” mà khán giả đọc xong không khỏi bật cười, hay như ca sĩ Long Nhật - người tham gia phát biểu mọi vụ việc dù anh ta chẳng có tý liên quan gì cũng được giới truyền thông tận tình đưa lên, dù không ít độc giả chỉ cần nhìn cái tên trên là hiểu giá trị “mua vui” chứ chẳng mấy ai đọc nội dung anh ta nói là gì.

Với anh chàng Omar, đẹp trai là tiêu chuẩn thứ 1, lại “bị trục xuất vì quá đẹp trai” thì cái tiêu chí đẹp mà nhảm nhí thành thứ “thương hiệu” riêng của anh chàng này. Giới kinh doanh ở Việt Nam luôn nhanh nhạy, nếu có một làn sóng ảo nào đó diễn ra, họ sẽ nhanh chóng bắt ngay thời điểm “vàng” đó.

Trước “trai đẹp bị trục xuất” Omar, chúng ta từng có Bà Tưng thích khoe thân làm đại sứ quảng cáo game online, có anh chàng chạy theo đội tuyển Arsenal “Running man” làm quảng cáo cho một thương hiệu thời trang.

Vậy thì lí gì mà đơn vị kia không “chiêu mộ” trai đẹp Omar về làm thương hiệu khi trang facebook của anh chàng này đang ngập tràn người hâm mộ Việt Nam vào nhìn ngắm và làm loạn với đủ lời bình luận khác nhau.

Có cung ắt sẽ có cầu, không thể trách đơn vị tổ chức bởi hơn hết, họ là người làm kinh doanh, họ có bài toán kinh tế cụ thể cho thương vụ này. Chỉ có điều, đằng sau những câu chuyện này đọng lại được điều gì?

Khi “trai đẹp bị trục xuất” Omar đến Việt Nam, khán giả vỡ mộng ra khi anh chàng này không đẹp long lanh như trên ảnh, nhưng thôi thì tạm chấp nhận được vì lẽ thường, ảo và thật thường khác nhau.

Tuy vậy, trong mọi sự kiện, anh chàng chẳng có tài năng gì cụ thể ngoài việc nói và giao lưu, tất nhiên, cũng chẳng ai dám trách anh chàng Omar bởi từ trước tới giờ, anh cũng không giới thiệu anh là diễn viên, ca sĩ, người mẫu gì cả.

Nếu không hát hay nhảy thì khán giả cũng chả có gì mà xem, và Omar đâu phải Nick Vujicic để có những bài diễn thuyết hấp dẫn, ngoại trừ mấy câu chuyện giao lưu nhạt nhẽo. Hoạt động ý nghĩa nhất là anh sẽ tham gia đấu giá từ thiện nhưng khán giả cũng chẳng mấy mặn mà quan tâm.

 Sự kiện “trai đẹp Omar” rùm beng suốt cả tuần qua như một tiếng chuông cảnh tỉnh với một nền giải trí ưa hình thức, chạy theo những giá trị ảo như một sự giễu cợt tất yếu.

Và sự giễu cợt còn có phần ê chề hơn khi anh chàng Omar chia sẻ rằng, sự việc bị trục xuất là chuyện nói đùa, còn anh bị đuổi ra khỏi lễ hội bởi có những điệu nhảy không phù hợp với văn hóa ở đó.

Và nực cười thay, một người bị đuổi khỏi một lễ hội văn hóa vì có những hành vi không phù hợp lại được một bộ phận khán giả chào đón với những hoạt động văn hóa hoành tráng.

Xem thêm
Giáo sư Tô Ngọc Thanh trọn đời tâm huyết văn hóa dân gian

Giáo sư Tô Ngọc Thanh, một nhân vật tâm huyết với sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa dân gian, vừa qua đời ở tuổi 90 vào sáng 24/4 tại Hà Nội.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

HLV Hoàng Anh Tuấn: U23 Việt Nam sẽ thể hiện bộ mặt khác ở tứ kết

Phát biểu tại cuộc họp báo sau trận đấu với U23 Uzbekistan, HLV trưởng Hoàng Anh Tuấn thừa nhận sự vượt trội của đội bạn so với U23 Việt Nam.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.