| Hotline: 0983.970.780

Hệ lụy xuyên thế kỷ

Thứ Sáu 01/04/2011 , 08:30 (GMT+7)

Những ảnh hưởng của chính sách một con tại quốc gia đông dân nhất thế giới thì chắc chắn không phải còn là điều hồ nghi.

Thật khó có thể đưa ra dự báo một cách chính xác rằng điều gì sẽ xảy ra trong vòng 50 năm tới nhưng những ảnh hưởng của chính sách một con tại quốc gia đông dân nhất thế giới thì chắc chắn không phải còn là điều hồ nghi.

>> Bài toán hóc búa

Khi thuyết bùng nổ dân số trẻ đã hết thời, đến cuối những năm 1970, nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình lên thay thế, nhà nước mới bắt đầu thay đổi quan điểm, buộc người dân phải thực hiện chính sách một con để theo đuổi chiến lược hiện đại hóa nền kinh tế, dự kiến là 30 năm kể từ 1979. Tuy nhiên vào giữa năm 2010, chính phủ Trung Quốc tiếp tục tuyên bố sẽ duy trì chính sách một con thêm 10 năm nữa nhằm theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

 Suốt ba thập kỷ qua, quốc gia đông dân nhất thế giới đã cố gắng kìm hãm tốc độ tăng dân số bằng việc đưa ra chính sách “mỗi cặp vợ chồng ở các đô thị chỉ được sinh một con, còn ở nông thôn thì chỉ được phép sinh hai con. Các đặc khu hành chính Ma Cao, Hồng Kông và Tây Tạng được miễn trừ. Hậu quả là chính sách một con đã dẫn tới sự mất cân bằng giới tính nghiêm trọng do tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Trước quy định nghiêm ngặt của chính phủ, nhiều người dân đã chấp nhận hình phạt để được sinh con thứ hai, thậm chí sử dụng thuốc kích thích để có nhiều con trong một lần sinh. Năm 2007, tỉnh Hồ Bắc đã phát hiện được 93.084 trường hợp vi phạm chính sách, trong đó có 1.678 quan chức nhà nước. Trong số đó 500 người đã bị khai trừ khỏi đảng, 395 trường hợp bị sa thải và 7 nhà lập pháp bị mất chức.

Một năm sau đó, tỉnh láng giềng Hồ Nam cũng phát hiện gần 2.000 quan chức và người nổi tiếng vi phạm chính sách một con, trong đó có 1 quan chức chính phủ có 4 người con với 4 bà vợ khác nhau. Trước đó vào tháng 5/2007, người dân tại một thị trấn ở Quảng Tây đã nổi loạn chống lại chính sách một con. Vụ việc xảy ra khi các quan chức địa phương đi thu tiền phạt của các gia đình có nhiều hơn một con. Khi họ hăm hoạ những người phá vỡ luật phải nộp phạt, người dân đã đánh trả bằng việc đốt xe ôtô và phá huỷ các toà nhà chính quyền.

Ông Zhang Weiqing, Bộ trưởng phụ trách Ủy ban Dân số Kế hoạch hóa gia đình nhận định, sự bất cân đối này có thể khiến nhiều đàn ông Trung Quốc không lấy được vợ, và là "một thách thức nghiêm trọng đối với Trung Quốc" dù quốc gia này đang vươn mình trở thành một cường quốc thế giới. Nhưng nước này cũng đang bắt đầu phải đối mặt với logic lâu dài nhiều thế hệ của chính sách một con do quá nhiều người già và không đủ người trẻ tạo thêm gánh nặng cho xã hội.

Tại các thị trấn và thành phố, chính sách hạn chế con được áp dụng rất chặt chẽ. Phụ nữ phải triệt sản sau khi sinh con lần đầu hoặc phá thai nếu mang thai lần 2. Các cặp vợ chồng bị phạt rất nặng nếu tiếp tục có con thứ 2. Những người giàu có và nổi tiếng sẽ bị phạt gấp đôi hoặc nặng hơn người bình thường nếu vi phạm chính sách một con, thậm chí sẽ không được hưởng bất cứ ưu đãi nào trong tương lai. Từng có một thương gia vi phạm chính sách một con đã phải nhận mức phạt kỷ lục lên tới 600.000 nhân dân tệ (77.000 USD).

Nói cách khác, chỉ có ít người trong độ tuổi lao động phải làm việc để nuôi ngày càng nhiều người thân cao tuổi. Ngoài ra, chính phủ đã có những trải nghiệm không mấy dễ chịu về tình trạng lao động nhập cư trong thời gian vừa qua cùng với sự phân hóa giàu nghèo cũng như những hệ lụy khác về môi trường để trả giá cho việc tăng trưởng kinh tế quá nóng. Không những vậy, sự thay đổi về bản đồ nhân khẩu học còn phá vỡ những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng Á Đông. Nguy cơ những đứa trẻ sinh ra không có anh em cô dì chú bác đã rõ mồn một, chưa kể chúng sẽ phải đối diện với áp lực “gồng gánh” người già.

Cụ thể là mỗi cặp vợ chồng ngoài áp lực con cái, nhà cửa, phát triển kinh tế gia đình còn phải lo nuôi dưỡng cho song thân của cả đằng vợ lẫn chồng. Theo đó nhà nước không những bị tác động dây chuyền về lực lượng lao động bị giảm bớt mà con phải lo hỗ trợ người già yếu quá tuổi lao động quá nhiều. Theo một tính toán, nếu như vào những năm 1990, một công dân 40 tuổi ở khu vực đô thị trung bình phải nuôi dưỡng con cái và cha mẹ là 12,5 năm thì đến năm 2030 người này sẽ phải làm nghĩa vụ này là 17,2 năm do tuổi thọ trung bình người dân tăng lên.

Trong khi đó xu thế là xã hội ngày càng có nhiều gia đình nhỏ và xê dịch cao nên khả năng nhà nước phải chia sẻ nghĩa vụ với người già trong tương lai càng lớn, tạo thêm gánh nặng cho đất nước. 

Dân số Trung Quốc đạt 1,341 tỷ người

Cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố số liệu tổng hợp từ các tỉnh thành trên phạm vi cả nước, tính đến cuối năm 2010 dân số nước này đã đạt 1,341 tỷ người. Riêng trong năm 2009, đã có thêm 6,3 triệu công dân mới ra đời, giảm đáng kể so với cách đây 10 năm do Chính phủ điều chỉnh chính sách sinh đẻ 1 con tại các đô thị. Tuy vậy nhưng dự kiến đến năm 2030, dân số cả nước sẽ đạt 1,5 tỷ người và điều đáng lo ngại là thời điểm đó tỷ lệ người già sẽ tăng nhanh trong khi nguồn nhân lực lại thiếu hụt do số người trong độ tuổi từ 20-24 đã bị giảm 1/4. Hậu quả là trung bình cứ gần một người trong độ tuổi lao động phãi “cõng” 4 người ở trên độ tuổi 65.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Ký kết giao ước thi đua ngành nông nghiệp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL

Hội nghị nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh phong trào thi đua vùng ĐBSCL năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Sáng 29/3, giông lốc cuốn bay nhiều mái nhà, 1 người phải đi cấp cứu

LÀO CAI Giông lốc, mưa đá vào rạng sáng nay đã gây thiệt hại tài sản của người dân trên địa bàn huyện Bát Xát.

Bình luận mới nhất