| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống kiểm soát lũ hiện đại

Thứ Năm 16/12/2010 , 09:47 (GMT+7)

Như NNVN đã đưa tin, trong hai ngày 13-14/12 tại An Giang đã diễn ra hội thảo cấp quốc gia về mô hình quản lý lũ Bắc Vàm Nao. Sau đây là ý kiến của các ngành chức năng về hiệu quả của dự án này.

>> Hội thảo cấp quốc gia về mô hình quản lý lũ Bắc Vàm Nao

Ông Huỳnh Thế Năng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang: Dự án thủy lợi đầu tiên được đánh giá về môi trường

Rất mừng tỉnh An Giang được Chính phủ Úc đầu tư vốn không hoàn lại để thực hiện xây dựng hệ thống thủy lợi kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao (BVN) rất hiện đại. An Giang lâu nay là rốn lũ của ĐBSCL, khi có dự án kiểm soát lũ cuộc sống ở vùng này đã được nâng lên thấy rõ, từ việc đi lại, đến an sinh xã hội, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp làm được 3 vụ lúa/năm. Hệ thống kiểm soát lũ BVN từ lúc khởi công đến khi đưa vào vận hành đều được các chuyên gia Úc đến nghiên cứu phân tích môi trường nước và đất.

Dự án BVN là dự án thủy lợi đầu tiên được đánh giá về môi trường và có sự tham vấn của cộng đồng dân cư vùng được hưởng lợi. Đây là dự án đặt ra lộ trình đánh giá sự tiến bộ của khoa học và người dân trong tỉnh.

Ông Nguyễn Ngọc Anh, Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam: Triển khai cả tỉnh không khả thi

Dự án BVN có vị trí nằm giữa hai con sông Tiền và sông Hậu. Người dân trong vùng kiểm soát lũ BVN cần quan tâm về vấn đề môi trường. Nếu đưa ra hàng trăm dự án tương tự như BVN khép kín chống ngập lũ ở ĐBSCL thì chắc chắn vấn đề môi trường cần quan tâm. Áp dụng mô hình này cho cả ĐBSCL ở mức độ nào là vừa, chỗ nào nên áp dụng cần xem xét để giải quyết. Nếu triển khai dự án này cho cả tỉnh thì không khả thi vì bị ảnh hưởng tiêu cực của lũ.

Trước đây, người dân chưa có thiện cảm với lũ, nghĩ mặt tiêu cực của lũ nhiều hơn. Tuy nhiên, những năm gần đây lũ nhỏ, ít phù sa, ít nguồn lợi thủy sản người dân lại cần lũ. Điển hình năm 2010 này người dân bắt đầu nhớ đến lũ. Vậy cần cân nhắc đê bao kiểm soát lũ ở mức độ, kiểm soát có chủ động.

Ông Đỗ Vũ Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT An Giang: Không còn lo ngại lũ nữa

Dự án BVN được xây dựng từ 2002 đến 2007 ở huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu. Dự án được quản lý 24/34 tiểu vùng phát huy rất hiệu quả giúp nông dân tăng vụ. Trong năm 2002 chỉ có 1.000 ha đất lúa, nay tăng lên 32.000 ha. Hệ thống này đưa vào sử dụng phục vụ tối ưu sản xuất nông nghiệp, kiểm soát lũ, bảo vệ tính mạng và cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng nước kênh, rạch phục vụ sinh hoạt. Có 23 xã, phường, thị trấn thuộc 2 huyện Phú Tân và TX Tân Châu sản xuất lúa vụ 3 không còn lo ngại lũ đe dọa. Bây giờ vùng thấp của tỉnh An Giang trồng lúa không còn lo ngại lũ nữa.

Nông dân Nguyễn Văn Tươi, xã Phú Xuân, huyện Phú Tân: Thay đổi nông thôn

Trước đây không có dự án kiểm soát lũ nông dân chịu khổ vì 6 tháng hạn và 6 tháng ngập lũ. Bây giờ nông dân chúng tôi trồng hoa màu và lúa đều đạt năng suất cao. Trước đường giao thông không có phải đi bằng xuồng ghe là chính. Nay nhờ dự án mà có đường đi lại rất thuận lợi. Gia đình tôi sản xuất 3 vụ lúa/năm và còn nuôi cá rô, thu nhập từ lúa nếp và cá gần 40 triệu đồng/năm. Có thu nhập ổn định hàng năm người dân cất nhà tường mua sắm xe máy làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất