| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống săn ngoại hành tinh mới của châu Âu có gì đặc biệt?

Thứ Sáu 21/07/2017 , 07:05 (GMT+7)

Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO) vừa đưa vào sử dụng hệ thống săn ngoại hành tinh mới, tích hợp 5 máy ảnh số mới nhất, hiện đại nhất, trang tin Cơ khí phổ thông (PMC) của Mỹ số ra ngày 19/7 cập nhật.

17-29-39_1
Hệ thống MASCARA mới của ESO vừa khánh thành

Theo PMC, hệ thống săn ngoại hành tinh hay hệ thống săn hành tinh ngoài hệ Mặt trời vừa thực hiện thành công các cuộc quan sát đầu tiên, có tên MASCARA (Multi-site All-Sky CAmeRA) được xây dựng tại Chile. Đây là trạm MASCARA thứ hai, và là trạm đầu tiên đặt tại vùng nam bán cầu.

Theo Ignas Snellen, đến từ Đại học Leiden, chủ nhiệm dự án MASCARA, các trạm quan sát ngoại hành tinh được xây dựng cả ở bắc lẫn nam bán cầu là điều cần thiết giúp con người quan sát được trọn vẹn bầu trời. "Với trạm thứ hai xây dựng tại La Silla, giới thiên văn học có thể giám sát gần như tất cả các ngôi sao sáng trong không gian bao la", Ignas Snellen khẳng định trước báo giới.

Ngoài phạm vi "phủ sóng" hai mảng bán cầu, MASCARA còn được biết đến là đài quan sát có thiết kế gọn nhẹ và tiết kiệm. Nếu quan sát ngoại hành tinh bằng các đĩa vệ tinh khổng lồ, quay quanh kính thiên văn không gian như Kepler thì vừa tốn kém, lại không cho ra những kết quả như mong muốn, nhưng dùng MASCARA sẽ khắc phục được điều này.

17-29-39_2
Giai đoạn lắp đặt MASCARA

Về cấu trúc, MASCARA có 5 máy ảnh kỹ thuật số với các chi tiết hiện đại, đi theo công nghệ mới nhất. Theo ESO, MASCARA có thể thực hiện các phép đo lặp đi lặp lại độ sáng của hàng ngàn ngôi sao, đồng thời sử dụng phần mềm mới nhất để săn tìm, dõi theo các nguồn sáng mờ nhạt của các ngôi sao khi một hành tinh đi qua bề mặt của chúng.

MASCARA có thể tìm ra những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời mà các hệ thống trong không gian hoặc trên mặt đất không tìm thấy. Nó cũng có thể phát hiện thấy các ngôi sao có độ mờ thấp gấp 10 so với mắt thường nhìn thấy. Chủ yếu, MASCARA được dùng để tìm kiếm cái gọi là "Mộc tinh nóng", tức những thế giới khổng lồ tương tự như sao Mộc nhưng lại ở gần với sao mẹ của chúng, tạo ra mức nhiệt độ bề mặt cực lớn, có thể thiêu đốt mọi thứ. Ngoài ra, MASCARA còn có khả năng khám phá ra siêu trái đất và hành tinh cỡ sao Hải vương tinh (Neptune).

MASCARA sẽ làm việc phối hợp với các đài thiên văn khác của ESO, đặc biệt là Kính thiên văn rất lớn (VLT) vừa được nâng cấp để có thể tìm kiếm ngoại hành tinh, UFO (vật thể bay không xác định) và những hành tinh lảng vảng có thể va chạm vào hành tinh của chúng ta.

17-29-39_3
Hình ảnh toàn bộ bầu trời thu được từ 5 camera số của MASCARA

 

(Theo Popularmechanics.com- 7/2017)

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.