| Hotline: 0983.970.780

Hệ thống sản xuất, chứng nhận giống cây trồng - Tồn tại & giải pháp

Thứ Ba 22/04/2014 , 08:42 (GMT+7)

Trong SXNN, giống và công tác giống cây trồng đóng vai trò quan trọng then chốt góp phần quyết định đến năng suất, chất lượng và sản lượng.

Trong SXNN, giống và công tác giống cây trồng (GCT) đóng vai trò quan trọng then chốt góp phần quyết định đến năng suất, chất lượng và sản lượng của ngành trồng trọt. Cùng với sự phát triển đi lên của nền nông nghiệp VN sau hơn 35 năm đổi mới, hệ thống GCT nông nghiệp đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ từ địa phương đến Trung ương.

Nhờ làm tốt công tác quản lý Nhà nước về SX, chứng nhận chất lượng và kinh doanh GCT mà trong những năm gần đây, một số cây trồng ngắn ngày như lúa, ngô, lạc… đã tăng năng suất, chất lượng đáng kể, góp phần giữ vững an ninh lương thực quốc gia và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

1. Thực trạng công tác quản lý chất lượng GCT ngắn ngày

Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của công tác GCT ngắn ngày chúng ta thấy:

- Giai đoạn từ sau ngày hòa bình lập lại đến trước năm 1980: Đây là thời kỳ bao cấp. Ngành GCT hoạt động theo hệ thống giống 4 cấp: HTXNN nhân giống cấp 2, cấp 3; huyện SX giống cấp 1, cấp 2; tỉnh SX giống nguyên chủng, cấp 1 và Trung ương SX giống cấp siêu nguyên chủng, nguyên chủng. Các cơ quan SXKD giống hoạt động theo kế hoạch được cấp trên giao cho.

- Giai đoạn từ 1980 - 2000: Đây là thời kỳ quá độ của công tác quản lý GCT. Để có cơ quan tham mưu phục vụ quản lý Nhà nước về công tác GCT, ngày 25/8/1980 Bộ Nông nghiệp đã thành lập Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương (tiền thân của Trung tâm KKN giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia hiện nay).

Với sự giúp đỡ của FAO, dự án Vie 86002 (1989-1991) do UNDP tài trợ đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, cấp chứng chỉ chất lượng GCT và đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ của trung tâm về chuyên môn khảo nghiệm GCT mới và kiểm nghiệm chất lượng GCT.

Thời kỳ này, phòng kiểm nghiệm GCT quốc gia đầu tiên tại Hà Nội được thành lập và sau đó, đến năm 2000 có 4 phòng kiểm nghiệm GCT ra đời, trong đó 2 phòng kiểm nghiệm GCT quốc gia thuộc Trung tâm KKN GCT Trung ương (phòng kiểm nghiệm đầu mối phục vụ quản lý Nhà nước về chất lượng GCT tại Hà Nội và TP.HCM) và 2 phòng kiểm nghiệm của Cty CP GCT Trung ương, Cty CP GCT miền Nam. Việc quản lý chất lượng GCT thời kỳ này dựa theo bộ Tiêu chuẩn hạt giống và cây giống quốc gia.

- Giai đoạn từ 2001 - 2010: Đây là thời kỳ hình thành và phát triển rất mạnh của công tác GCT. Trong khuôn khổ dự án DANIDA (do Chính phủ Đan Mạch tài trợ) giai đoạn 2000-2006 đã hỗ trợ kinh phí cho Chính phủ VN đầu tư trang thiết bị hiện đại cho 3 phòng kiểm nghiệm GCT Quốc gia của Trung tâm KKN giống cây trồng Trung ương tại Hà Nội, Quảng Ngãi và TP.HCM.

Phòng kiểm nghiệm GCT quốc gia tại Hà Nội được Bộ KH-CN công nhận là phòng kiểm nghiệm Vilas 158 và đến năm 2006 được Hiệp hội Chứng nhận chất lượng GCT quốc tế công nhận là Phòng kiểm nghiệm ISTA.

Vào thời kỳ này, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta liên quan đến công tác giống và quản lý chất lượng GCT khá đầy đủ và hoàn chỉnh như: Pháp lệnh GCT ban hành năm 2004; các Quy phạm khảo nghiệm, bộ Tiêu chuẩn ngành chất lượng hạt giống, củ giống và các Quy trình SX giống; các Nghị định của Chính phủ; quyết định, thông tư của Bộ NN-PTNT liên quan đến GCT đã được ban hành.

Đây là thời kỳ xã hội hóa công tác chứng nhận chất lượng GCT. Thời kỳ này cả nước đã có 20 phòng kiểm nghiệm GCT. Quản lý chất lượng GCT bằng bộ Tiêu chuẩn VN và Tiêu chuẩn ngành.

- Giai đoạn từ 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020: Đây là thời kỳ hoàn thiện và phát triển của ngành GCT. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác GCT tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện hơn. Công tác chứng nhận chất lượng GCT theo hướng xã hội hóa.

Quản lý Nhà nước về SX, chứng nhận chất lượng và kinh doanh GCT theo mô hình Cục Trồng trọt thay mặt Bộ NN-PTNT phối hợp với các Sở NN-PTNT trong cả nước sử dụng công cụ kỹ thuật là Trung tâm KKN giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia, đầu mối về chuyên môn nghiệp vụ với 3 phòng kiểm nghiệm của 3 tổ chức chứng nhận chất lượng đặt tại Hà Nội, Quảng Ngãi và TP.HCM;

Đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho hệ thống 22 phòng kiểm nghiệm GCT và 16 tổ chức chứng nhận của các đơn vị DN, đơn vị sự nghiệp trong cả nước. Quản lý Nhà nước về chất lượng GCT theo bộ Tiêu chuẩn và Quy chuẩn VN.

Hệ thống SX GCT bao gồm các Cty giống, trung tâm, trạm, trại, HTXNN, tổ hợp tác SX và nông hộ SX giống tại các địa phương được phát triển mạnh mẽ. Tính đến năm 2013, cả nước có trên 2.000 đơn vị SX GCT và trên 6.000 đơn vị tham gia dịch vụ cung ứng, kinh doanh GCT.

Việc thực hiện chứng nhận hợp quy được áp dụng theo phương thức 7, chứng nhận lô sản phẩm, theo đó 5 loài cây trồng (lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai tây) được chứng nhận chất lượng lô giống phù hợp quy chuẩn kỹ thuật (chứng nhận hợp quy).

Trung tâm KKN giống,sản phẩm cây trồng Quốc gia được giao trọng trách phối hợp với các đơn vị SX giống trong cả nước thực hiện chứng nhận chất lượng hợp quy đối với giống lúa cấp siêu nguyên chủng (SNC), hạt giống bố mẹ lúa lai và hạt lai F1 giống lúa lai SX trong nước. Các Tổ chức chứng nhận khác được giao tự chứng nhận chất lượng lô giống hợp quy ở các cấp giống nguyên chủng, xác nhận và hạt lai F1 giống ngô lai để phục vụ kinh doanh.

Trong năm 2013, tổng lượng giống do Trung tâm KKN giống, sản phẩm cây trồng Quốc gia đã chứng nhận chất lượng hợp quy như sau: Giống lúa cấp siêu nguyên chủng chiếm 65 - 70%; hạt giống lúa lai F1 chiếm 20%; giống lúa nguyên chủng và xác nhận chiếm 2%. Giống ngô lai F1, chiếm 70%. Các giống lạc, đậu tương và khoai tây chỉ chiếm 0,1%, tổng lượng giống SX trong nước.

Trong cả nước, hằng năm lượng GCT có cấp được chứng nhận chất lượng (có tổ chức thành vùng SX giống, thực hiện kiểm định, lấy mẫu, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng) đối với lúa ước đạt 70 - 80% (miền Bắc 75 - 85%, miền Nam 35 - 40%), ngô ước đạt 85 - 90%, lạc 30 - 40%, đậu tương 30 - 35%, khoai tây 50 - 60%.

BOX
Trên thị trường hiện nay, việc kinh doanh GCT ngắn ngày chủ yếu tập trung các cấp giống nguyên chủng, xác nhận và hạt giống lai F1. Nhờ làm tốt công tác quản lý nhà nước về chất lượng GCT mà những năm gần đây, năng suất của một số loài cây trồng như lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai tây đã tăng một cách đáng kể, ước khoảng từ 4 - 6% là do chất lượng giống tốt mang lại.

(Còn nữa)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm