| Hotline: 0983.970.780

Heo Hoài Ân chết như ngả rạ, đẩy các đại lý thức ăn chăn nuôi bên bờ phá sản

Thứ Tư 01/03/2017 , 08:15 (GMT+7)

Người chăn nuôi heo ở huyện Hoài Ân (Bình Định) liên tục thua lỗ do heo rớt giá và dính bệnh chết hàng loạt, mất khả năng chi trả tiền mua cám nợ của các đại lý thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Những khoản nợ khổng lồ đẩy các đại lý TĂCN đến bờ vực phá sản. Các đại lý TĂCN trên địa bàn huyện đang bị dính nợ đến vài ba trăm tỷ đồng...

Trắng tay, lấy tiền đâu trả nợ!

Ở Hoài Ân, người chăn nuôi heo được các đại lý TĂCN tiếp sức bằng cách bán nợ thoải mái, đến khi nhà chuồng xuất bán heo mới thu hồi nợ. Đối với người chăn nuôi, phương thức mua bán này khiến họ rất dễ thở, bởi chỉ cần có vốn mua con giống là vô tư nuôi. Nhà chuồng hết cám đến đâu đại lý cung cấp đến đó. Nhưng với các đại lý TĂCN, phương thức mua bán này ẩn chứa nhiều rủi ro.

Theo nhận định của ngành nông nghiệp huyện Hoài Ân, từ giữa năm 2016 đến nay là giai đoạn heo rớt giá dài và sâu nhất trong mấy chục năm qua.

Theo anh Nguyễn Văn Hiệp, Trưởng thôn Phú Ninh, chủ hộ chăn nuôi heo quy mô đàn 300 con, trong năm 2015, giá heo hơi có lúc cao đến 38.000đ – 40.000đ/kg thì đến quãng tháng 3 – tháng 4 năm 2016 hạ xuống còn 36.000đ – 37.000đ/kg, sau tuột dần xuống còn 33.000đ/kg, hiện nay heo đẹp nhất chỉ còn 28.000đ – 30.000đ/kg. Nhưng đó là giá của heo có trọng lượng 70kg – 80kg/con, heo 100kg/con trở lên hiện muốn bán cũng không có người mua, bởi thị trường tiêu thụ ở miền Bắc không chuộng heo to ký.

12-14-00_3
Vừa lỗ vì heo hạ giá, vừa bị chết 220 con heo, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hiệp đang nợ ngập đầu.

 

“Trong chuồng nhà tôi có 70 con heo do kẹt 5 đợt lũ không bán được, nuôi đến nay đã đạt trọng lượng trên 100kg/con, kêu thương lái hết tiền điện thoại cũng chẳng ai đến mua. Heo đứng ở giá 34.000đ – 35.000đ/kg người chăn nuôi mới có lời, với giá heo hiện nay thì chỉ có từ lỗ ít đến lỗ nặng. Tính bình quân, mỗi con heo người chăn nuôi bị lỗ ít nhất 600.000đ”, anh Hiệp cho hay.

Chị Lê Thị Ngọc Tuyến (48 tuổi), vợ anh Hiệp, nhẩm tính số nợ vợ chồng anh đang gánh: Ngoài khoản nợ Ngân hàng NN-PTNT 250 triệu đồng, còn nợ Ngân hàng Chính sách huyện 50 triệu, vay bà con họ hàng khoảng 400 triệu nữa. Phần lo tiền trả nợ, phần lo tiền chu cấp cho 3 đứa con đi học đại học, vợ chồng tôi rối tung cả đầu”.

Heo tuột giá, bán lỗ cũng còn cầm được đồng tiền để trả nợ cho đại lý TĂCN. Những hộ có heo dính bệnh chết cả chuồng thì không lấy đâu ra nguồn để trả tiền mua cám nợ.

12-14-00_1
Đại lý TĂCN của chị Lê Thị Ngọc Tuyến ở xã Ân Nghĩa chỉ cung cấp cho 30 hộ nuôi heo mà đã dính nợ 2 tỷ đồng.
 

Ví như trường hợp của anh Trần Văn Vân (43 tuổi) ở thôn Gia Trị, xã Ân Đức (huyện Hoài Ân), với đàn heo 300 con thường xuyên có mặt trong chuồng, mỗi năm anh mua nợ tiền cám đến hơn 1 tỷ đồng. Thời gian vừa qua, đàn heo của anh chết dần chết mòn mất 230 con, anh gần như mất khả năng trả nợ tiền cám cho đại lý TĂCN.

12-14-00_4
Bị chết 230 con heo, tài sản của anh Trần Văn Vân chỉ còn vào bầy heo con và chục heo thịt, anh mất khả năng trả nợ tiền cám cho đại lý TĂCN.

 

12-14-00_2
Mỗi năm anh Trần Văn Vân mua nợ đến hơn 1 tỷ đồng tiền cám để nuôi heo.
 

“Từ giữa năm 2016 đến nay lũ heo đã khiến tôi bị lỗ mất 400 triệu đồng. Tiếp đến heo chết trống chuồng, tôi không biết xoay đâu ra tiền để trả nợ. Dù đã vơ vét mọi nguồn trả bớt nợ để đại lý đầu tư tiếp cho mình nuôi, nhưng hiện tôi vẫn còn nợ tiền đại lý cám trên 300 triệu đồng”, anh Vân bộc bạch.
 

Đại lý TĂCN sắp phá sản

Trong những năm qua Hoài Ân phát triển mạnh nghề chăn nuôi heo, do đó đại lý TĂCN trên địa bàn huyện này cũng nở rộ như nấm gặp mưa. Theo ông Nguyễn Thanh Vương, Trưởng trạm Chăn nuôi Thú y huyện Hoài Ân, trên địa bàn huyện này có đến 95 đại lý TĂCN lớn nhỏ. Ngoài ra, còn có nhiều công ty bán thẳng sản phẩm đến hộ chăn nuôi, không thông qua đại lý.

Sau những sự cố heo tuột giá, heo chết do bệnh, người chăn nuôi mất khả năng trả nợ dẫn tới nhiều đại lý TĂCN lâm cảnh “chết chưa chôn”.

Bà Phạm Thị Thúy Phượng, Tổng Giám đốc Cty TNHH Tân Lập, đơn vị cung ứng TĂCN lớn nhất huyện Hoài Ân đóng trên địa bàn thị trấn Tăng Bạt Hổ, bộc bạch: “Hầu hết các đại lý TĂCN trên địa bàn đang đứng bên bờ vực phá sản. Nuôi heo người thì thua lỗ nặng, người trắng tay vì heo chết cả đàn mất khả năng trả nợ tiền mua cám.

Các đại lý cấp II không thu được nợ từ các nhà chuồng thì nợ chuyền sang công ty chúng tôi. Hiện các đại lý cấp II và các nhà chuồng nợ công ty hơn trên 30 tỷ đồng. Các đại lý TĂCN trên địa bàn huyện đang bị dính nợ đến vài ba trăm tỷ đồng”, bà Phượng cho biết.

Vừa chăn nuôi, vừa làm chủ 1 đại lý TĂCN nho nhỏ như anh Phan Trung Khánh ở thôn Gia Trị, xã Ân Đức (huyện Hoài Ân) mà hiện nay cũng đang bị nợ khoảng 4 tỷ đồng.

“Mua bán nhỏ như đại lý chúng tôi mà dính đến 4 tỷ tiền nợ thì không còn biết lấy vốn đâu ra để xoay vòng hoạt động. Muốn các con nợ có tiền trả nợ cho mình thì phải đầu tư cho họ tiếp tục nuôi heo. Nếu lứa heo tới họ trúng may ra mình đòi được nợ, nếu họ tiếp tục thua lỗ thì số nợ sẽ chồng thêm cao. Hầu hết các đại lý TĂCN trên địa bàn huyện đang lâm cảnh tiến thoái lưỡng nan”, anh Khánh than thở.

Ngoài chăn nuôi quy mô đàn 300 con heo thịt, chị Lê Thị Ngọc Tuyến (48 tuổi) ở xóm Bình An, thôn Phú Ninh (xã Ân Nghĩa) còn làm thêm đại lý TĂCN để đàn heo của mình được ăn cám giá gốc, vừa kiếm thêm thu nhập đầu tư chuồng trại nuôi heo.

Trước đây, đại lý của chị Tuyến cung cấp thức ăn nuôi heo cho khoảng 50 hộ chăn nuôi trong địa phương. Do không kham nổi nợ của các nhà chuồng, hiện giờ đại lý của chị chỉ cung cấp cho khoảng 30 hộ, nhưng số nợ đã lên đến 2 tỷ đồng.

“Để có tiền mua hàng bán nợ cho người chăn nuôi, hầu hết các đại lý đều vay ngân hàng để làm vốn hoạt động. Bây giờ không đòi được nợ từ các nhà chuồng, đồng nghĩa không có tiền trả nợ ngân hàng, các đại lý TĂCN đang ôm mối lo bị ngân hàng thu nhà, thu xe để siết nợ”, ông Hòa, chồng bà Phạm Thị Thúy Phượng, Tổng Giám đốc Cty TNHH Tân Lập, lo lắng.

 

Xem thêm
Xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng phân bón giả, kém chất lượng

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện, xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng, phân phối phân bón giả chất lượng, kém chất lượng... cho bà con nông dân.

Lộc Trời ra mắt 2 sản phẩm sinh học mới

CẦN THƠ Ngành Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời đã chính thức công bố, ra mắt hai bộ giải pháp canh tác sinh học với các sản phẩm dành riêng cho cây lúa NEMACES và ANMITE 40SC.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm