| Hotline: 0983.970.780

Hết ruộng "luộc" đến ao

Thứ Tư 09/11/2011 , 10:21 (GMT+7)

Thực tế hiện nay tại nhiều địa phương, chính quyền cơ sở chỉ chăm chăm bán đất, lấp ao, gây ngân sách để lấy tiền tiêu. Câu chuyện ở xã Ngọc Kì (Tứ Kì, Hải Dương) là ví dụ tiêu biểu.

Lấp ao để làm nhà canh cá?
Quản lí và sử dụng đất sao cho có hiệu quả là trách nhiệm Chính phủ giao cho UBND các cấp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại nhiều địa phương, chính quyền cơ sở chỉ chăm chăm bán đất, lấp ao, gây ngân sách để lấy tiền tiêu. Câu chuyện ở xã Ngọc Kì (Tứ Kì, Hải Dương) là ví dụ tiêu biểu.

Bán ruộng 

Mỗi năm, ngân sách tỉnh Hải Dương rót về cho xã Ngọc Kì hơn một tỉ đồng để chi lương, hoạt động của các hội và các khoản chi thường xuyên khác. Với khoản ngân sách eo hẹp ấy, quỹ lương đã chiếm tới 2/3 nên hết nhiệm kì này đến nhiệm kì khác, cán bộ lãnh đạo xã phải “vò đầu, bứt tai” để nghĩ cách tạo nguồn ngân sách cho Ủy ban. Tài khoản của UBND xã phải sẵn tiền thì Chủ tịch mới có cái để chi.

Cái khó ở chỗ xã Ngọc Kì là một xã thuần nông không hề có một doanh nghiệp nào trên địa bàn nên nguồn thu ngân sách chả được bao nhiêu. Lập dự án xin xây thêm chỗ này, sửa lại chỗ kia thì chờ lâu mà cũng phải khéo léo lắm mới được phê duyệt. Một nhiệm kì 4 năm mà phải chờ mất 1 năm mới có tiền dự án là chuyện mất thời gian vô ích. Vậy nên cách nhanh nhất để Chủ tịch xã có tiền tiêu là bán đất.

Năm 2003, với lí do nhân dân trong xã đang có nhu cầu về đất ở, UBND xã Ngọc Kì lập dự án “giãn dân”, chuyển đổi xấp xỉ 1 ha đất hai lúa ven đường 191C thành đất ở, phân thành 70 lô và tổ chức bán đấu giá thu trên 2 tỉ đồng. Đến năm 2007, cũng tại cánh đồng nói trên, một lần nữa xã Ngọc Kì lại xin phép huyện thu hồi 12.000 m2 đất lúa của 47 hộ gia đình, chuyển đổi thành đất ở, chia thành 63 lô để bán đấu giá thu về 3,2 tỉ đồng.

Như vậy, chỉ trong 4 năm xã Ngọc Kì đã thu hồi trên 2 ha đất ruộng thành đất ở trong khi 4.000 nhân khẩu trong xã chủ yếu làm nông nghiệp và diện tích đất lúa chỉ vẻn vẹn 85,7 ha. Với tốc độ chuyển đổi như ở đây, chỉ thêm vài đời Chủ tịch xã nữa thì toàn bộ nông dân trong xã sẽ không còn ruộng để cày cấy.

Điều đáng nói là cho đến nay hàng trăm hộ dân bị mất ruộng cũng không thể hiểu nổi tại sao UBND xã lại phải lập dự án giãn dân bởi gần mười năm qua phần lớn diện tích ruộng bị thu hồi chuyển đổi thành đất ở từ năm 2003 vẫn bị bỏ hoang, cho thấy không mấy người dân địa phương có nhu cầu về đất ở. Chủ yếu chỉ là những đại gia thừa tiền thấy ruộng rẻ thì “ném” ra ít bạc để đầu cơ.

Lấp ao

Là cư dân trong xã, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, bà Nguyễn Thị Hồng, thôn Kim Đôi, tỏ ra rất bức xúc khi thấy UBND xã liên tục thu hồi ruộng của dân để bán. Bà Hồng cho biết, trung bình mỗi hộ có một sào ruộng, xã thu hồi chỉ được 13 triệu đồng. Tuy là nông dân nhưng bà cũng hiểu rằng đất ruộng là tài nguyên vô giá của một xã thuần nông như Ngọc Kì, lãnh đạo xã nên giúp dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế chứ không nên chăm chăm bán đất của dân.

Cũng theo phản ánh của bà Hồng, mấy năm qua UBND xã không chỉ bán ruộng mà ngay cả những cái ao trong làng cũng đang dần bị thôn tính gần hết. Cạnh nhà bà Hồng có một ao làng với diện tích một sào, trước đây gia đình bà vẫn đấu thầu để nuôi cá, tăng nguồn thu nhập. Đầu năm nay, bà Hồng tiếp tục làm đơn xin đấu thầu nhưng không được vì xã đã cho bà Hiền đấu thầu với thời hạn 5 năm nuôi trồng thuỷ sản.

Cứ theo cách giải thích của ông Hội thì việc tạo điều kiện cho người bán nhà ra ở ao làng có lẽ đang trở nên phổ biến ở Ngọc Kì vì trên thực tế có những ao làng giờ đây đã trở thành cửa hàng bán vòng hoa và sim thẻ điện thoại…

Nhận định về cách “đấu thầu” diện tích ao của UBND xã, người dân xã Ngọc Kì cho rằng về bản chất cũng là “bán” lấy tiền nhưng khác với bán ruộng ở chỗ không có tiền thu về ngân sách.

Trúng thầu, bà Hiền đã tiến hành chở đất, cát về san lấp ao. Thấy vậy, bà Hồng đã kiến nghị lên cấp xã nhưng xã chỉ lập biên bản xử phạt cho có lệ, còn bà Hiền vẫn thản nhiên lấp ao như thể chính quyền địa phương không tồn tại.

Sự việc này đã có tiền lệ, cách đây vài năm, cái ao trước nhà ông Mẫn, trưởng thôn Kim Đôi, cũng bị xã cho đấu thầu tuy nhiên “giấy mực chưa khô" thì những ao làng này được các chủ thầu tiến hành san lấp mặt bằng và xây dựng nhà cửa kiên cố. Có thể thấy việc đấu thầu chỉ là cái cớ mà thực chất là UBND xã đã cố tình chuyển đổi ao thành đất ở.

Về việc để chủ thầu lấp ao không xử lí, ông Phạm Văn Hội, Chủ tịch UBND xã Ngọc Kì, loanh quanh lí giải: "Bà Hiền là trường hợp cá biệt. Chồng mất, bà Hiền bán nhà lại cho con riêng của chồng và hiện nay không có nhà cửa. Bà có đơn đấu thầu nuôi trồng thuỷ sản, sau khi trúng thầu bà Hiền lấp cát thì xã đã lập biên bản vi phạm. Tuy nhiên người dân và các đoàn thể thôn Kim Đôi có đơn đề nghị tạo điều kiện lấp một khoảng để làm nhà canh cá".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất