| Hotline: 0983.970.780

Hết thời đi xin nước

Thứ Năm 25/06/2015 , 06:12 (GMT+7)

Hàng chục năm qua hơn 13 nghìn hộ dân thuộc 7 xã ven biển huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) hầu hết phải sử dụng nước mưa để sinh hoạt, ăn uống.

Tuy nhiên, sau khi dự án cấp nước sạch đi vào hoạt động thì đời sống của người dân được cải thiện đáng kể.

Được biết, Hậu Lộc là một trong những huyện có số lượng xã nằm giáp bờ biển lớn nhất nhì tỉnh Thanh Hóa. Nhiều năm qua, nguồn nước ở 7 xã gồm Minh Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc, Hoa Lộc, Phú Lộc và Hòa Lộc bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nghiêm trọng buộc người dân phải xây bể hứng nước mưa phục vụ ăn uống, sinh hoạt.

“Không có nước sạch sử dụng chúng tôi buộc phải tắm bằng nước nhiễm mặn, mùi phèn tanh nồng nặc. Mỗi lần tắm xong tóc bết, da khô rất khó chịu”, chị Đỗ Thị Vinh, thôn Minh Thắng cho biết.

Theo chị Vinh, có một số năm đến mùa nước cạn, mặn xâm thực sâu khiến nước giếng của gia đình chị không thể sử dụng được. Chị phải đi xin nước ở những giếng có nồng độ mặn thấp hơn về sử dụng.

Năm 2013, sau khi khảo sát tình hình, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định đầu tư 230 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng dự án cấp nước sạch cho 13.178 hộ dân thuộc các xã trên.

Trong đó, vốn đối ứng của người dân 10%, tương đương khoảng 1,8 triệu đồng/hộ. Hiện dự án đã đưa vào chạy thử hơn 3 tháng, kết quả bước đầu được các cơ quan quản lý nhà nước đánh giá cao, còn người dân vô cùng phấn khởi.

Ông Vũ Huy Bổ, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Lộc cho hay, hiện toàn xã đã có 2.514/2.746 hộ có nước sạch sử dụng. Bước đầu nước chảy mạnh, ổn định, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.

“Dạo trước cứ đến mùa nắng hoặc mùa lũ chúng tôi đến khốn khổ vì nghe dân kêu vấn đề nước sạch nhưng nay thì ổn rồi. Bà con có nước sạch sử dụng thì mới mong xây dựng NTM được”, ông Bổ nói.

Còn bà Vũ Thị Thúy, thôn Minh Thanh, bảo: “Năm nay nắng hạn kéo dài may mà dự án nước sạch về kịp thời nếu không dân chúng tôi chắc chắn phải đi mua nước về dùng”.

17-16-29_2
Người dân Hậu Lộc đã thoát khỏi cảnh sống chung với nguồn nước nhiễm phèn, nhiễm mặn

"Một số xã như Nga Yên (huyện Nga Sơn); Hoằng Đức (huyện Hoằng Hóa); Liên Lộc (huyện Hậu Lộc)… thực hiện rất tốt chương trình vệ sinh môi trường nông thôn, nhất là vấn đề xây dựng nhà tiêu hộ gia đình”, ông Nguyễn Xuân Trang.

Giếng nước của gia đình bà Thúy vừa nhiễm phèn vừa nhiễm mặn nên khi giặt quần áo thì bị vàng ố, nấu cơm bốc mùi tanh không ăn được.

“Ban đầu nước mới về chúng tôi dè dặt không dám ăn vì sợ nước không sạch nhưng sau mấy ngày sử dụng thấy pha trà ngon hơn, giặt quần áo trắng hơn, tắm không bị bết tóc nên chúng tôi rất an tâm”, bà Thúy nhấn mạnh.

Với công nghệ vận hành bán tự động, nguồn nước mặt lấy từ sông Lèn (xã Cầu Lộc) sau khi được xử lý đảm bảo an toàn sẽ được cấp qua các đường ống đến tận hộ dân.

Trong trường hợp xảy ra sự cố như vỡ đường ống, nồng độ mặn vượt quá ngưỡng cho phép hoặc một số chỉ số kiểm tra không đạt… thì toàn bộ dây chuyền sẽ ngừng hoạt động.

Ông Nguyễn Xuân Trang, Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh Thanh Hóa, đánh giá: “Dự án cấp nước cho sạch cho 7 xã ven biển huyện Hậu Lộc là dự án cấp nước sạch vùng nông thôn lớn nhất ở tỉnh Thanh Hóa tính đến thời điểm này.

Đây sẽ là dự án góp phần đắc lực giúp người dân Hậu Lộc bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống, thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ngày càng sâu”.

Bên cạnh đầu tư dự án cấp nước sạch, Dự án còn hỗ trợ các hộ gia đình, trường học và trạm y tế xã xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh. Theo đó, các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh được hỗ trợ khoảng 2 triệu đồng/hộ; hộ cận nghèo hỗ trợ trên 1 triệu đồng/hộ.

Các đối tượng khác, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh Thanh Hóa phối hợp chính quyền các địa phương tập trung tuyên truyền, vận động để 100% số hộ trong xã có một loại hình nhà tiêu hợp vệ sinh.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Chiều 28/3, Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị giao ban tổng kết hoạt động của các HTX nông nghiệp và lễ công bố, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Bình luận mới nhất