| Hotline: 0983.970.780

Hết thời Methyl Bromide

Thứ Năm 13/11/2014 , 10:10 (GMT+7)

Chi cục BVTV Lâm Đồng vừa tổ chức hội nghị bàn về giải pháp quản lý thuốc khử trùng Methyl Bromide. 

Đây là nhóm thuốc có tính độc tố cao (độc I) nhưng được đăng ký sử dụng tại Việt Nam trong công tác kiểm dịch thực vật và khử trùng đất.

Theo các đại biểu, tại Việt Nam, thuốc khử trùng Methyl Bromide được sử dụng chủ yếu ở Lâm Đồng và Lào Cai. Tại Lâm Đồng, Methyl Bromide được sử dụng nhiều trong việc khử trùng đất diệt nấm bệnh, sâu hại, tuyến trùng, vi khuẩn, cỏ dại... trên nhiều loại đất trồng rau, hoa và dùng để xông hơi khử trùng ở các kho lưu trữ nông sản sau thu hoạch.

Nhiều nhà vườn cho hay, Methyl Mromide có tác dụng cao trong việc khử trùng đất trồng các loại hoa cúc, lily, cẩm chướng, đồng tiền, cát tường... nên họ sử dụng loại thuốc này thường xuyên. Song, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc sử dụng Methyl Bromide có nhiều nhược điểm như độc tố cao, có thể ngấm vào đất, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh vật có ích trong đất... Đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự suy yếu của tầng ô zôn.

Năm 1992 Nghị định thư Montreal đã yêu cầu các nước phát triển phải ngừng SX và sử dụng giảm dần để tiến tới hoàn toàn không sử dụng Methyl Bromide trong nông nghiệp. Tại Việt Nam, Chính phủ đã phê chuẩn chương trình giảm sử dụng và đi đến loại bỏ hoàn toàn Methyl Bromide trên lĩnh vực kiểm dịch và khử trùng đất.

Theo ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Lâm Đồng, từ năm 2011, thực hiện chương trình của Chính phủ, Sở NN-PTNT Lâm Đồng phối hợp với Ban Quản lý dự án Kế hoạch loại trừ Methyl Bromide tiến hành nhiều thí nghiệm để khử trùng đất bằng các biện pháp sinh học nhằm thay thế khử trùng bằng Methyl Bromide.

Đến nay, những thí nghiệm của cơ quan chức năng cho thấy: Có thể sử dụng các phương pháp xông hơi sinh học để phòng trừ nấm bệnh và tuyến trùng phát sinh từ đất thay cho khử trùng bằng Methyl Bromide. Phương pháp xông hơi sinh học được sử dụng nguyên liệu chính là phân bò hoai, vôi bột và một số chế phẩm sinh học nên không tác động tiêu cực đến môi trường đất; đặc biệt là không ảnh hưởng xấu đến tầng ô zôn như Methyl Bromide.

Ngoài ra, để khử trùng đất SX rau hoa, một giải pháp mới cũng đã được thử nghiệm tại Lâm Đồng với kết quả khả quan là dùng tàn dư lá cây họ thập tự có nhiều chất “cay” (chất ITC) băm nhỏ với khối lượng 5 tấn lá cho mỗi ha, cày vùi sâu trong đất, sau đó phủ nilon và tưới nước khoảng 5 - 7 ngày trước khi trồng các loại rau, hoa.

Ngoài biện pháp khử trùng bằng xông hơi sinh học, hiện nông dân Lâm Đồng còn áp dụng hai hình thức khử trùng đất khác là khử trùng bằng nhiệt và khử trùng bằng hóa chất (hóa chất nằm trong danh mục cho phép sử dụng).

Hiện nguyên liệu để xông hơi sinh học khử trùng đất là những thứ có sẵn như phân chuồng, vôi bột...; các chế phẩm Trichoderma spp, Saponin, Flubendamide, Iprodion... nên việc thay thế dần để đi đến loại bỏ hoàn toàn chất Methyl Bromide trong canh tác nông nghiệp từ ngày 1/1/2015 theo kế hoạch không phải là điều quá khó khăn. Vấn đề lúc này là chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng có kiên quyết trong quản lý và sử dụng để đi đến loại bỏ hoàn toàn “chất độc” này hay không.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

'Bệnh kép' hại ớt

HẢI DƯƠNG Gọi là 'bệnh kép' bởi hơn tháng nay, một số ruộng ớt của nông dân huyện Nam Sách cùng lúc bị 2 loại bệnh gây hại với triệu chứng rất đặc trưng.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất