| Hotline: 0983.970.780

Hiến đất mất 1 được 2

Thứ Tư 12/03/2014 , 09:15 (GMT+7)

Với khẩu hiệu “Hiến đất mất 1 được 2”, các cấp chính quyền, đoàn thể xã Cát Nê đã vận động được 220 hộ hiến đất với tổng diện tích khoảng 45.600 m2.

Ông Đỗ Thanh Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Cát Nê (Đại Từ, Thái Nguyên), cho biết: Xây dựng NTM là một quá trình rất khó khăn với một xã nghèo như Cát Nê. Tuy nhiên, điều thuận lợi lớn nhất mà xã có được chính là sự ủng hộ của nhân dân, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng xây dựng đường GTNT.

Trong quy hoạch đường GTNT, hiện trạng các con đường ở Xã Cát Nê rất nhỏ hẹp, quanh co trong khi kinh phí của Nhà nước đầu tư có hạn, cần phải có sự chung tay góp sức của nhân dân. Vì vậy, với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" và khẩu hiệu “Hiến đất mất 1 được 2”, các cấp chính quyền, đoàn thể xã Cát Nê đã tổ chức các cuộc họp dân, tuyên truyền, vận động lấy ý kiến của bà con. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên là một tuyên truyền viên, là những người tiên phong để nhân dân noi theo.

Nhận thức được mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM cũng như vai trò, trách nhiệm chủ thể của mình, từ đó người dân cùng nhau phát động phong trào tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất và hoa màu, tháo dỡ tường rào để làm đường giao thông.

Anh Bùi Thanh Liêm, xóm Đầu Cầu, cho hay, hiến đất làm đường là việc làm đơn giản nhất mà anh có thể làm được cho thôn, xóm để có được con đường sạch sẽ, rộng rãi. Vì vậy, gia đình anh sẵn sàng dỡ bỏ gần 100 m2 tường rào, cùng với đất thổ cư để việc làm đường được thuận lợi. “Giờ đây, chúng tôi đã có một con đường đẹp để đi, không còn lo lầy lội mỗi khi trời mưa nữa", anh Liêm phấn khởi khoe.

Theo số liệu thống kê của BCĐ xây dựng NTM xã Cát Nê, tính đến nay, toàn xã có trên 220 hộ hiến đất với tổng số diện tích khoảng 45.600 m2. Chỉ tính riêng đoạn đường Cát Nê - Thậm Thình - Quân Chu, theo dự án của UBND tỉnh Thái Nguyên đang bước vào giai đoạn thi công, có đến 110 hộ hiến đất với diện tích xấp xỉ 40.000 m2.

14-58-24_cimg4095
Chỉ tính riêng đoạn đường Cát Nê - Thậm Thình - Quân Chu, theo dự án của UBND tỉnh Thái Nguyên đang bước vào giai đoạn thi công, có đến 110 hộ hiến đất với diện tích xấp xỉ 40.000 m2

"Từ năm 2010 đến nay, xã cũng đã phối hợp với những đơn vị cung cấp giống chè cành chất lượng tốt đưa vào cho người dân cải tạo giống chè cũ. Đến nay, diện tích chè cành chất lượng tốt đạt 34,2 ha. Phấn đấu mỗi năm chuyển đổi thành công từ 8 - 10 ha chè cành", ông Tâm nhấn mạnh.

Điển hình như gia đình anh Lý Tuấn Dũng, tiên phong hiến hơn 100 m2 tường rào bao quanh trước nhà cộng với đất thổ cư, cây cối. Bà Nguyễn Thị Bình cũng vận động gia đình hiến hơn 50 m2 tường rào, đất vườn để công tác giải phóng mặt bằng đoạn đường này được tiến hành nhanh chóng.

Bên cạnh việc nâng cấp hệ thống đường GTNT, Cát Nê cũng chú trọng SXNN nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình kinh tế mới của xã, ông Đỗ Thanh Tâm cho biết, Cát Nê là một xã thuần nông, nguồn thu chủ yếu dựa vào lúa và hoa màu. Nhưng hiện nay người dân chỉ SX hai vụ lúa, còn vụ đông thì hầu như là bỏ ruộng 100%, có chăng chỉ có vài nơi trồng ngô, khoai lang với diện tích không đáng kể. Vì vậy, việc cần làm nhất lúc này là tìm ra giải pháp giúp người dân có thu nhập cao từ việc SXNN, đồng thời giải quyết được vấn đề bỏ ruộng của người dân.

Mục tiêu và bước đi đầu tiên là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xã Cát Nê đã ký kết hợp đồng với Cty Giống cây trồng Đồng Xanh đưa vào và triển khai thí điểm trồng giống dưa bao tử xuất khẩu trên các xóm Trung Nhang, Đồng Nghè, Lò Mật, Tân Phú, Đồng Gốc, Gò Chẩu với diện tích 5 ha.

Để hỗ trợ người dân đầu ra, Cty Đồng Xanh cam kết bao tiêu sản phẩm giúp người dân yên tâm SX. Bên cạnh đó, xã cũng phối hợp với đơn vị cung cấp giống mở nhiều lớp tập huấn kĩ thuật trồng và chăm bón giống dưa bao tử cho bà con.

Bên cạnh việc SXNN thì nguồn thu chủ lực và thường xuyên của bà con xã Cát Nê là cây chè. Tuy nhiên, hầu hết các diện tích chè hiện nay là chè cũ, lâu năm, chất lượng và sản lượng kém, hiệu quả SX không cao. Vì vậy, chuyển đổi cơ cấu từ chè cũ sang chè cành là một hướng đi tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cũng như sản lượng chè, mang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho người dân.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất