| Hotline: 0983.970.780

Khuất Duy Tiến - Người chiến sỹ cộng sản trong sáng

Hiên ngang Côn Đảo

Thứ Ba 10/10/2017 , 08:38 (GMT+7)

Ông Phạm Thành Anh và bà Hoàng Mỹ Hạnh cho tôi xem lại những kỷ vật về người cha Khuất Duy Tiến. Những kỷ vật ấy nhắc nhớ về một người chiến sỹ cộng sản thế hệ hiến thân vì nước vì dân đã không còn nữa.

14-51-16_khut_duy_tien_1980
Ông Khuất Duy Tiến (1910 - 1984), ảnh tư liệu gia đình cung cấp

Điều này, đúng như đánh giá của Thành ủy Hà Nội ngày ông Khuất Duy Tiến qua đời (11/2/1984): “Chúng ta không quên hình ảnh đồng chí Khuất Duy Tiến ngày đêm tận tụy với công tác; làm việc không nề mệt nhọc, khó khăn; mang hết sức lực và tài năng cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, nêu một tấm gương sáng về lòng trung thành, tinh thần trách nhiệm năng động và phẩm chất trong sáng của người chiến sĩ cộng sản”.
 

Những ngày ở nhà tù Côn Đảo

Trong hồi ký của mình, ông Khuất Duy Tiến cho biết: Tháng 10/1932, ông và các đồng chí của mình được đưa từ nhà tù Sơn La về lại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Những người tù chính trị chưa biết sẽ ở nơi địa ngục trần gian này cho đến hết án hay sẽ được Nhà nước Bảo hộ cho “đi du lịch” tiếp. Trong tù, họ cùng nhau rút kinh nghiệm hoạt động và tổ chức các tổ sưu tầm kinh nghiệm vận động công nhân, nông dân, học sinh trí thức. Bất ngờ, một ngày đầu tháng 3/1933, giám đốc trại giam Hỏa Lò đến báo cho họ biết sửa soạn quần áo và ba lô để “lên đường đi du lịch” tiếp.

Lần này là nhà tù Côn Đảo giữa mênh mông biển khơi. Hơn 300 tù nhân, trong đó hơn 200 tù Cộng sản và hơn 100 tù Quốc dân đảng bất thình lình bị đánh thức dậy lúc 5 giờ sáng để đưa đi lưu đày.

Lần đầu tiên được “đi du lịch” bằng đường thủy, đoàn tù nhân vừa ngồi trên boong tàu vừa dõi mắt ngắm những địa danh lần lượt lùi xa, từ Đồ Sơn, vịnh Hạ Long, dãy Trường Sơn, rồi cảng Đà Nẵng. Giữa mịt mùng biển khơi, chẳng có một bóng tàu thuyền, Khuất Duy Tiến và những người mơ mộng liên tưởng tới sa mạc Sa-ha-ra ở Bắc Phi. Nơi ấy, trong đầu họ cũng đã nghĩ tới không ngoài khả năng sẽ bị lưu đày đến đó. Và họ cũng đã có kế hoạch trong đầu sẽ vượt ngục qua sa mạc Sa-ha-ra nếu bị đày tới đó.

Nhưng không, nơi họ đến là Côn Đảo. Từng ngồi tù Sơn La, ông Tiến nhớ tới câu ca dao “nước Sơn La, ma Vạn Bú”. Lần này, ông và một số anh em tù nhân bàn với nhau, chắc chúng định cho mình thưởng thức “nước Sơn La, ma Côn Đảo”. Hơn 100 tù nhân bị kết án khổ sai đem giam tại banh 1. Khuất Duy Tiến và hơn 200 tù nhân bị kết án cấm cố, phát lưu đem giam tại banh 2. Khoảng 4 người bị nhốt chung trong một phòng.

Từ trong tù Hỏa Lò, những người tù Cộng sản và tù Quốc dân đảng đã chia làm hai phe bút chiến với nhau về đường lối cách mạng. Nay giữa hòn đảo mênh mông biển khơi, không biết ngày về khi nào, họ bàn với nhau, gác lại chuyện cũ và phối hợp chặt chẽ với nhau để sống trong lao tù, đợi đến ngày ra tù sẽ tiếp tục đánh đuổi thực dân Pháp.
 

Trường học trong lao tù

Không chỉ cùng nhau đấu tranh với nhà tù cải thiện đời sống vật chất, thay các bữa ăn gạo rang với cá ký ninh bằng cơm gạo giã do tù nhân tự thực hiện, những người tù còn không ngừng học tập lý luận chính trị. Nhờ các thủy thủ, họ đã bí mật có được cuốn “Tư bản luận” và báo “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp. Đây là những vũ khí lý luận sắc bén về chủ nghĩa Mác - Lênin, cùng với tờ báo “Tiến lên” do chi bộ nhà tù xuất bản. Nhà tù Côn Đảo đã trở thành trường huấn luyện cách mạng với những tên tuổi của các đồng chí Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Bùi Công Trừng, Trần Văn Giàu, Ngô Gia Tự. Những cán bộ trí thức đã trở thành những “Giáo sư đỏ” trong tù cùng nhau nghiên cứu và giảng dạy chủ nghĩa Mác.

“Thế là, trong trường huấn luyện ở Côn Đảo, anh em chúng tôi hết sức tha thiết và tích cực nghiên cứu bộ “Tư bản luận”, có một số anh em thuộc lòng từng đoạn trong sách. Công việc nghiên cứu cũng nhiều như công việc cỏ-vê (lao động khổ sai) nhưng mà ngày và tháng vẫn quá dài với chúng tôi. Hết tháng này qua tháng khác, hết nghiên cứu lại đi cỏ-vê, ngày tháng quá kéo dài”, ông Khuất Duy Tiến hồi tưởng lại. Thật đúng là một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài.

Sang năm 1936, biết tin Đảng Cộng sản Pháp giành thắng lợi tại Nghị viện Pháp, thông qua tờ báo “La Lutte” (Đấu tranh), Khuất Duy Tiến đã viết thư kiến nghị gửi Nghị viện Pháp đề nghị ân xá cho tù chính trị đang bị giam giữ tại Côn Đảo. Không bao lâu, ông Tiến nhận được thư trả lời. Trong thư, vị Nghị sĩ Quốc hội Pháp đại ý nói, ông ta sẽ đến Văn phòng Bộ Thuộc địa để can thiệp. “Tôi làm hết sức tôi và chắc chắn sẽ có kết quả tốt cho các đồng chí”, trong thư nêu rõ.

Chẳng bao lâu sau, đầu tháng 6/1936, lệnh ân xá của Chính phủ ra đến Côn Đảo. Ông Khuất Duy Tiến kể: “Rất nhiều anh em chúng tôi được nghe tên mình được đọc lên, thế là anh em chúng tôi rủ nhau sửa soạn ba lô quần áo để đi theo viên đại tá lên tàu thủy về”.

Còn nhiều những câu chuyện về người chiến sỹ cộng sản trong sáng Khuất Duy Tiến mà ít người được biết. Trong một dịp khác, chúng tôi xin kể tiếp.

Như một con thoi hoạt động không biết mệt mỏi, ông Khuất Duy Tiến đã đứng mũi chịu sào đảm nhiệm nhiều chức vụ trong kháng chiến: Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội, Phó Cục trưởng Cục Chính trị Bộ Quốc phòng kiêm Trưởng phòng Dân quân toàn quốc của Cục Chính trị (nay là Tổng cục Chính trị), Đổng lý sự vụ Bộ Nội vụ kiêm Phái viên Chính phủ Đặc nhiệm bao vây kinh tế địch…

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm