| Hotline: 0983.970.780

Hiện thực giấc mơ “Gạo Thủ đô”

Thứ Năm 06/11/2014 , 08:15 (GMT+7)

Diện tích lúa năm 2013 của Hà Nội là 205.000 ha (trong đó lúa chất lượng chiếm khoảng 25%) với sản lượng đạt khoảng 1,1 triệu tấn lúa đáp ứng 40 - 50% nhu cầu trên địa bàn.

Tính lan tỏa cao

Việc xây dựng vùng lúa hàng hoá chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả SX lúa trên 1 ha đất canh tác cho nông dân, đáp ứng nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao của người tiêu dùng là đòi hỏi cần thiết của ngành NN-PTNT Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới.

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội năm 2014 đã phối hợp với các HTX tổ chức 115 lớp tập huấn cho 9.149 nông dân tham gia chương trình SX lúa hàng hóa chất lượng cao. Xây dựng được 63 vùng SX lúa hàng hóa chất cao, quy mô 6.971 ha tăng 116,2% so với kế hoạch, trong đó vụ xuân 2.980 ha; vụ mùa 3.987 ha tại 11 huyện cho sản lượng 34.351 - 35.632 tấn.

Năm 2014 bộ giống chất lượng đã nâng cao giá trị sản phẩm lúa hàng hóa chất lượng cao đạt 385 tỷ đồng, hiệu quả kinh tế đạt 212,7 tỷ đồng tăng hơn so với SX lúa thường (Khang dân 18) là 51 tỷ đồng.

Diện tích lúa chất lượng của Hà Nội không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu như diện tích lúa chất lượng cao toàn thành phố năm 2011 là 22,4%, đến năm 2014 là là 36,6%. Tỷ lệ diện tích lúa chất lượng được ngân sách thành phố hỗ trợ giảm dần từ 19,3% xuống 9,8%, đồng thời đã hình thành các vùng lúa chất lượng tiêu biểu, điển hình,

Đó là huyện Phúc Thọ SX giống Hương thơm số 1; các huyện Thanh Oai, Thường Tín SX giống Bắc thơm số 7. Bước đầu khôi phục và phát triển giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng tại các xã Tân Hưng (150 ha), Bắc Phú (100 ha) của huyện Sóc Sơn; xã Tam Hưng (150 ha) của huyện Thanh Oai.

Hợp tác "4 nhà"

Bên cạnh công tác đẩy mạnh SX, xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội cũng đặc biệt quan tâm đến các hoạt động xúc tiến thương mại giúp các xã HTX tiêu thụ nông sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa và đời sống nông dân.

Tư vấn cho các HTX chủ động phối hợp với DN, tiểu thương tập trung thu mua và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm lúa, gạo hàng hóa, nông sản chất lượng cao năm 2014, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.

Đến nay đã tiêu thụ khoảng 85% sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao. Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá trên truyền hình những địa điểm, HTX SX tốt, sản phẩm chất lượng cao. Đưa những sản phẩm của các HTX tiêu biểu tham dự hội chợ "Sản phẩm nông nghiệp làng nghề Hà Nội" (tháng 4, tháng 10/2014); hội chợ Nông nghiệp Hòa Bình (tháng 9/2014)…

Tuy nhiên, chương trình SX lúa hàng hóa vẫn còn một số tồn tại như công tác phối hợp chỉ đạo kỹ thuật, mật độ gieo cấy của một số điểm chưa đảm bảo yêu cầu; quy hoạch vùng SX còn chưa tập trung, bộc lộ một số hạn chế ở HTX Giới Đức - huyện Ứng Hòa, HTX Đại Nghĩa - huyện Mỹ Đức, HTX Hương Gia - huyện Sóc Sơn…
Những điều này cần nghiêm túc rút kinh nghiệm trong thời gian tới.

Trung tâm còn thí điểm hỗ trợ 14 gian hàng giới thiệu, trưng bày các sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, quả, chè sạch an toàn trên địa bàn quận Hà Đông, Tây Hồ, huyện Sóc Sơn…

Trong xu hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa thì việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm để từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là tất yếu, đặc biệt với các sản phẩm nông sản Hà Nội.

Chính vì vậy, bên cạnh xây dựng những vùng SX lúa hàng hóa bền vững theo hướng an toàn, VietGAP và mô hình SX lúa đặc sản của Hà Nội, năm 2014 trung tâm đã phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tư vấn và xây dựng được 2 nhãn hiệu tập thể “Nếp cái hoa vàng Sóc Sơn” và “Gạo thơm Bối Khê” cho HTXNN Tam Hưng, huyện Thanh Oai.

Kế hoạch dài hơi

Kế hoạch năm 2015 của trung tâm là: Xây dựng được 60 điểm thuộc 12 huyện quy mô 5.500 ha tấn/ha, sản lượng 28.600 tấn, giá trị sản phẩm 314,6 tỷ đồng...

Lựa chọn giống lúa chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của các huyện ngoại thành Hà Nội. Tập huấn cho 10.560 cán bộ, nông dân tại 12 huyện ngoại thành (Chương Mỹ, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Sóc Sơn, Mê Linh, Quốc Oai, Đông Anh, Phúc Thọ, Ba Vì, Phú Xuyên, Thường Tín) ở các vùng SX lúa hàng hoá chất lượng cao để nông dân chủ động phòng trừ sâu, bệnh, bảo quản lúa.

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại, thúc đẩy mô hình hợp tác "4 nhà" trong liên doanh, liên kết. Xây dựng được 2 - 3 nhãn hiệu tập thể gạo chất lượng cao cho các vùng SX lúa hàng hoá.

Xem thêm
Bò 3B mang tới hi vọng cho người dân miền núi

QUẢNG TRỊ Người dân hi vọng bò 3B sẽ là đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, một số hộ dự kiến mở rộng chăn nuôi sau khi kết thúc hỗ trợ.

Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Hơn 35.000m2 nhà màng ở Mộc Châu được hỗ trợ nâng cấp, cải tạo

SƠN LA Dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’ hỗ trợ 34 hộ gia đình ở Mộc Châu cải tạo và tối ưu hóa 35.420m2 nhà màng, nhà kính.