| Hotline: 0983.970.780

Hiện tượng trái đất ấm lên

Thứ Ba 08/01/2013 , 09:48 (GMT+7)

Vì sao có hiện tượng trái đất ấm lên?

* Vì sao có hiện tượng trái đất ấm lên?

Đặng Như Phong, Đức Thọ, Hà Tĩnh

Ấm lên toàn cầu hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên trái đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.

Trong thế kỉ 20, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C . Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ trái đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên của trái đất. Hơi nóng từ mặt trời vô trái đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh.

Các khí nhà kính trong tự nhiên giữ cho nhiệt độ Trái đất trung bình khoảng 33 °C. Hiện tượng giữ nhiệt này xảy ra do một số khí được gọi là khí nhà kính. Khí nhà kính có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại), chủ yếu bao gồm: Hơi nước, CO2, CH4, N2O, O3 (ôzôn), các khí CFC CF6, HFCs và PFCs. Việc gia tăng khí nhà kính là do các hoạt động của con người gây nên. Tỷ lệ gia tăng này do sử dụng nhiên liệu (50%), do công nghiệp (24%), do nông nghiệp (13%) và do phá rừng (14%). Khí nhà kính tăng lên làm cho Trái đất nóng dần lên , băng tan ở hai cực và gây lũ lụt, mặn hóa nhiều vùng thấp.

* Không phải ai sau khi tốt nghiệp cũng có thể dễ dàng xin được việc ngay cả với tấm bằng tốt nghiệp có thể là đạt loại khá trở lên, hay nếu có xin được việc thì cũng không đúng với ngành nghề mà mình đã học. Đây là một vấn đề được cả xã hội và dư luận vẫn luôn quan tâm. Theo GS thì vấn đề trên cần có hướng giải quyết như thế nào?

Lê Nghiên, Đô Lương, Nghệ An

Hiếu học là một truyền thống quý báu của dân ta.  Thời chống Mỹ sinh viên của tôi có những em ở Nghệ Tĩnh xa xôi không chỉ thường xuyên tự túc mà còn gửi tiền về giúp đỡ bố mẹ nhờ việc bán những gánh củi do vào rừng chặt hái. Tỷ lệ sinh viên của ta trên dân số chưa phải là cao so với rất nhiều nước khác, tuy nhiên mức phấn đấu do Bộ Giáo dục đào tạo đề ra là số sinh viên trên một vạn dân lên đến 300 vào năm 2015; tăng tỉ lệ sinh viên là người dân tộc thiểu số, đặc biệt là sinh viên dân tộc rất ít người và sinh viên nữ...

Tuy nhiên trong thực tế sinh viên qua nhiều năm tháng vất vả học đại học vẫn không tìm được việc làm, nhất là việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Có những cử nhân, kỹ sư chấp nhận những công việc như đi tiếp thị mỳ tôm hay các thương phẩm khác, có không ít bác sĩ chấp nhận làm trình dược viên vì dược sĩ dễ mở hiệu bán thuốc hay chỉ cần cho thuê bằng cũng đủ sống. Có những nguyên nhân chính sau đây:

- Chất lượng đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của xã hội, học nặng về lý thuyết, ít thực hành, thầy cô giáo chưa đủ trình độ nghiên cứu và sinh viên không được tham gia nghiên cứu nên không đáp ứng được yêu cầu của các xí nghiệp, các công trường, các công ty, nên buộc các đơn vị này mất công đào tạo lại.

- Nhu cầu của các địa phương còn rất cao, nhất là về y tế, giáo dục, nông lâm ngư nghiệp nhưng sinh viên không muốn rời xa các thành phố lớn.

- Trình độ ngoại ngữ quá kém, không đủ sức tự tìm kiếm trên internet công nghệ qua các bằng phát minh đã qua thời gian bảo hộ để tự lập công ty sản xuất các sản phẩm mới.

- Nhà nước sử dụng kinh phí dành cho khoa học một cách tràn lan và kém hiệu quả nên chưa phát triển được đủ các viện nghiên cứu lớn đủ sức thu hút các sinh viên, nghiên cứu sinh giỏi, nhất là các tiến sĩ được đào tạo tại các nước phát triển. Việc đi làm thuê cho các nước khác ngày càng phổ biến.

Cần chấm dứt việc tuyển chon cán bộ không theo tiêu chuẩn năng lực mà lại theo số tiền "lót tay". Thật đáng xót xa khi thấy ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra của Thành ủy Hà Nội khẳng định tại một cuộc họp của HĐND thành phố là: "Chạy làm công chức Thủ đô không dưới 100 triệu đồng" (!)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất