| Hotline: 0983.970.780

Hiểu đúng về phân hữu cơ vi sinh

Thứ Năm 25/11/2010 , 11:42 (GMT+7)

Qui trình chung để sản xuất PHCVS là từ các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, sau đó đem phối trộn với các chất mang và phụ gia hữu cơ rồi tạo hạt, sấy khô...

Phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) là những chế phẩm có chứa các loài vi sinh vật (đang còn sống) có ích cho cây trồng và đất trồng. Hiệu quả của PHCVS phụ thuộc loại, số lượng và hoạt lực của các vi sinh vật, bởi vậy PHCVS đòi hỏi công nghệ sản xuất, điều kiện vận chuyển, bảo quản chuyên biệt.

Ở nước ta công nghệ sản xuất PHCVS còn khá lạc hậu và không đồng nhất, bên cạnh một vài NM đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại và sản xuất PHCVS đảm bảo chất lượng thì còn nhiều cơ sở không có phòng thí nghiệm, thiết bị máy móc lạc hậu, chủ yếu dùng trộn thủ công là chính nhưng vẫn đưa ra thị trường hàng ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh mỗi năm. Do vậy trên thị trường PHCVS đang “thật giả lẫn lộn”.

Qui trình chung để sản xuất PHCVS là từ các loài vi sinh vật được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm, sau đó đem phối trộn với các chất mang và phụ gia hữu cơ rồi tạo hạt, sấy khô và đóng bao đưa đi tiêu thụ. Ở NM Phân bón Năm Sao, sau khi tạo hạt sẽ qua quá trình sấy để chuyển vi sinh vật ở dạng đang hoạt động thành dạng bào tử (ngủ yên không hoạt động). Do độ ẩm thấp nên có thể để lâu mà phân vẫn không bị giảm chất lượng vì bào tử vẫn ngủ yên, khi bón ra ruộng, gặp ẩm các vi sinh vật sẽ được kích hoạt trở thành dạng hoạt động và có hiệu lực cao với cây trồng và đất.

Những cơ sở nhỏ, do thiếu thiết bị và công nghệ, trình độ sản xuất thấp kém nên chủ yếu chỉ dừng lại ở cách thức trộn vi sinh vật với phụ gia, sau đó phơi qua nắng rồi đóng bao, trong lúc các vi sinh vật vẫn đang hoạt động nên thời gian bảo quản không được lâu, phân nhanh chóng bị giảm chất lượng.

PHCVS thường chứa một hay nhiều loại vi sinh vật thuộc các nhóm cố định đạm, phân giải lân, phóng thích kali và kích thích sinh trưởng. Các vi sinh vật cố định đạm gồm vi khuẩn Azotobacter, Bradyrhizobium, Rhyzobium; xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella; tảo lam (Cyanobacterium)... Các vi sinh vật này có khả năng hút nitơ chuyển hóa thành đạm cung cấp cho cây.

Vi sinh vật phân giải lân bao gồm: Aspergillus niger, vi khuẩn Pseudomonas, Micrococens, B. megathelium var. phosphoticum, Basillus megaterium. Các vi sinh vật này có khả năng phân giải lân từ các hợp chất khó tiêu trong đất thành lân hữu hiệu cung cấp cho cây. Ngoài ra, nấm Mycorrhiza sống cộng sinh ở rễ cây trồng có khả năng hòa tan phosphat sắt trong đất để giải phóng lân cung cấp lân cho cây.

Để chọn lựa được phân hữu cơ vi sinh tốt, nên chọn các thương hiệu của các NM lớn, mua ở các đại lý tin cậy; hạt phân phải khô, đồng đều, không có mùi quá gắt; sau khi bón phải thấy đất xốp lên (đôi khi có mốc), cây phát triển tốt. Nếu muốn thử trước khi mua bà con cần cho một nhúm nhỏ cỡ thìa canh vào chai nước suối, cho nước vào khoảng nửa chai, nút chặt lại.

Nếu sau khoảng 2 ngày mà chai phình to, căng hơi và nước trong chai có mùi hôi là phân có chất lượng. Nếu chai không phình, nước không có mùi hôi hay chỉ có mùi của phân đạm thì phân đó kém chất lượng.

Các vi sinh vật như B. megathelium, mucilaginosus Basillus và Bacillus edaphicus sẽ phóng thích kali ở dạng cố định thành dạng hòa tan cung cấp cho cây trồng. Một số vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn cũng có tác dụng kích thích tăng trưởng cây trồng nếu trong quá trình sản xuất áp dụng công nghệ lên men vi sinh.

NaSa-Smart là PHCVS của NM Pphân bón Năm Sao được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại nhất hiện nay theo công nghệ của Nhật Bản. Thành phần NaSa-Smart gồm trên 30 chủng vi sinh vật thuộc các nhóm cố định đạm, phân giải lân, phóng thích kali, đối kháng và kích thích sinh trưởng nên có hiệu lực rất cao đối với cây trồng.

NaSa-Smart thích hợp với lúa, cây ăn trái, cây công nghiệp và rau màu. NaSa-Smart không chỉ nâng cao năng suất mà còn tăng chất lượng nông sản, cải thiện độ màu mỡ cho đất, giảm lượng phân hóa học, tăng hiệu quả cho nhà nông. Các kết quả khảo nghiệm đã cho thấy khi bón kết hợp NaSa-Smart với phân bón NPK làm tăng năng suất lúa 12,8%, thanh long 14,1%... và giảm được 10% lượng phân bón NPK.

Xem thêm
Tôm hùm bông chết tại Vạn Ninh, Cục Thủy sản đề nghị tăng cường quản lý

Cục Thủy sản đề nghị Cục Thú y hỗ trợ, hướng dẫn địa phương tìm tác nhân để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tôm hùm chết ở Khánh Hòa.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất