| Hotline: 0983.970.780

Hiệu lực của bản di chúc

Thứ Hai 01/12/2014 , 08:10 (GMT+7)

Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm người để lại di sản thừa kế mất. 

Bạn đọc gửi từ địa chỉ: tanhong57@gmail.com hỏi: 

Bố mẹ tôi có một mảnh đất rộng 195m2, trên đó bố mẹ tôi đã xây dựng ngôi nhà cấp 4 để ở (đã xây hơn 20 năm nay).

Tháng 12 năm 1996 bố tôi có viết di chúc (có xác nhận của UBND xã) để lại ngôi nhà và toàn bộ đất ở cho cháu nội (là con trai của người con trai thứ 2 của bố mẹ tôi). Sau đó đến năm 1998 bố tôi chết. 

Đến tháng 9 năm 2008, mẹ tôi lại viết di chúc nội dung bản di chúc giống như bản di chúc bố tôi đã viết là: Để lại ngôi nhà và toàn bộ đất ở 195m2 cho cháu nội (là con trai của người con trai thứ 2 của bố mẹ tôi). Hiện nay mẹ tôi vẫn đang ở ngôi nhà của bố mẹ tôi.

Vậy tôi xin hỏi: Nếu bây giờ làm thủ tục chuyển tên trong sổ đỏ của bố mẹ tôi sang tên của cháu nội như 2 bản di chúc của cả bố mẹ tôi đã viết thì có cần phải họp toàn thể gia đình để lấy chữ ký của tất cả anh chị em trong gia đình hay không? (Bố mẹ tôi có 7 người con, 3 trai 4 gái đều đã có gia đình và đất ở riêng rồi).

Nếu mẹ tôi không cho cháu nội nữa mà muốn bán mảnh đất trên thì có cần sự đồng ý của các con hay không? Rất mong luật gia tư vấn giúp gia đình tôi. Xin trân trọng cảm ơn.

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm người để lại di sản thừa kế mất.

Trong trường hợp này bố mẹ bạn đều có chung di chúc để lại tài sản mà mẹ bạn đang ở cho người cháu nội. Tuy nhiên, hiện nay mẹ bạn chưa mất nên di chúc chưa có hiệu lực. Luật cũng quy định: Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.

Từ quy định trên thì hiện nay bản di chúc của mẹ bạn chưa có hiệu lực và mẹ bạn cũng có quyền sửa hoặc thay đổi nội dung bản di chúc. Hiện nay chưa thể căn cứ vào bản di chúc này để sang tên tài sản trên cho cháu nội, vì bản di chúc này chưa có hiệu lực trừ trường hợp mẹ bạn làm thủ tục tặng cho cháu tài sản này.

Nếu mẹ bạn muốn bán di sản trên thì chỉ được bán phần tài sản thuộc của mẹ bạn (½ tài sản vì ½ là của bố bạn, bố bạn đã để lại cho cháu nội). Mẹ bạn cũng không cần có sự đồng ý của các con vì các con đã ở riêng, không liên quan đến tài sản của bố mẹ.

Tuy nhiên vấn đề chia tài sản là vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất phức tạp nên anh chị em trong gia đình cần có sự thống nhất cao để góp ý cho mẹ bạn đưa ra quyết định sao cho hợp tình hợp lý.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.