| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả công tác khuyến nông

Thứ Ba 30/05/2017 , 09:41 (GMT+7)

Tân Kỳ là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, có cột mốc số 0 đường Trường Sơn nằm tại trung tâm, còn 21 xã dân cư được phân vùng theo sự kiến tạo của thiên nhiên chia cắt từ núi đồi và khe suối.

Đất SX nông nghiệp tuy ít và manh mún, nhưng trong những năm gần đây nhờ đẩy nhanh tiến độ áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào SX và chăn nuôi nên nông dân đã thu được nhiều kết quả vượt bậc.

14-48-03_chn-nuoi-de-dmg-l-the-mnh-cu-nong-dn-mien-nui-huyen-tn-ky
Nuôi dê đang là thế mạnh của nông dân miền núi huyện Tân Kỳ

Trạm phó phụ trách Trạm Khuyến nông Tân Kỳ, chị Thái Thị Mỹ Lương cho biết: Công việc đưa tiến bộ kỹ thuật đến với bà con nông dân để phát triển kinh tế nông thôn là trách nhiệm từ lãnh đạo và các cơ quan chuyên môn trong toàn huyện, trong đó có sự đóng góp rất tích cực của Trạm Khuyến nông.

Chị Lương bảo: Địa bàn các xã của Tân Kỳ trải rộng, ruộng đồng không tập trung, địa bàn đi lại rất khó khăn, do vậy để giúp Trạm hoàn thành tốt nhiệm vụ, UBND huyện đã tuyển chọn 22 cán bộ KN cấp xã, những cán bộ này có trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học và phải kiêm nhiệm thêm các nhiệm vụ khác như thú y, BVTV.

Ngoài ra còn có 263 cộng tác viên KN thôn bản, trong đó có 2 cao đẳng đại học, 4 trung cấp, 54 trung cấp và 165 công nhân đã qua đào tạo. Tính về thu nhập của KN cấp cấp xã, hiện chỉ được hưởng phụ cấp 0,8 của hệ số lương tối thiểu, còn KN thôn bản thì được phụ cấp 50 nghìn đồng/người/ tháng. Như vậy là rất thấp, nhưng nhờ vào lòng nhiệt huyết của họ mà Trạm KN đã quy tụ được cả hệ thống.

Cũng nhờ vào sự hăng say năng nổ của hệ thống KN từ thôn bản đến cấp xã đã tuyên truyền cho bà con nông dân, nên thời gian qua Trạm KN Tân Kỳ chỉ có 5 cán bộ (3 nam, 2 nữ), nhưng đã mở được 138 lớp tập huấn chuyển giao TBKT cho nông dân. Trong đó có 46 lớp tập huấn về lao động nông nghiệp; 92 lớp tập huấn về chương trình bảo tồn đất lúa.

Kết thúc các lớp tập huấn, bà con nông dân đã nắm được kiến thức KHKT để áp dụng và SX như: Làm đất, chọn giống, kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây trồng, thu hoạch và bảo quản nông sản sau thu hoạch. Cũng từ đây bà con đã xóa bỏ được những tập tục SX lạc hậu, thay vào đó họ đã biết đầu tư, lựa chọn được các giống cây trồng thích hợp với các vùng đất…

Song hành cùng với việc tập huấn kỹ thuật, Trạm KN Tân Kỳ còn xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi tiến bộ. Đó là mô hình ương nuôi cá giống cấp 2 tại xã Tân An. Các gia đình ương nuôi cá giống, do Trạm KN cung cấp 100 % con giống, 50% chi phí vật tư và 50% thức ăn. Thời gian thực hiện mô hình này chỉ có 2,5 tháng, nhưng các hộ đã thu được 250 - 350kg cá giống, trừ hết chi phí, còn lãi ròng 10 - 13 triệu đồng/500m2 ao nuôi.

Cũng tại xã Tân An, sau khi mô hình ương nuôi cá giống thành công, nông dân đã nhân ra diện rộng, Trạm tiếp tục xây dựng mô hình chăn nuôi gà an toàn trên đệm lót sinh học. Mô hình do 2 hộ dân tham gia nuôi 750 con lai chọi, do Trạm tuyển chọn từ các trại giống có uy tín tại Hà Nội. 

14-48-03_mo-hinh-chn-nuoi-g-tren-dem-lot-sinh-hoc-do-trm-kn-tn-ky-thuc-hien-90-ngy-moi-con-dt-2-3-kg
Mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót sinh học do Trạm KN Tân Kỳ thực hiện, 90 ngày tuổi mỗi con đạt 2 - 3kg

Quá trình thực hiện, cán bộ của Trạm đảm nhiệm ngay từ khâu làm chuồng, rải chế phẩm sinh học, cung cấp thức ăn sạch và tiêm phòng thú y. Kết quả sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ sống của tổng đàn đạt 95%. Trọng lượng gà đạt 2 - 2,5kg/con. Trong khi đó mô hình đối chứng đàn gà truyền thống của địa phương, tỷ lệ sống 80% và trọng lượng bình quân chỉ đạt 1,6kg/con. Tính về hiệu ích kinh tế thì, nuôi gà theo công nghệ mới đã cho thu lãi cao hơn 3 lần so với cách nuôi truyền thống.

Và để bà con nông dân miền núi phát huy lợi thế từ rừng, Trạm KN đã xây dựng thành công 5 mô hình chăn nuôi dê tại xã Tân Xuân. Tổng đàn dê 45 con do cán bộ của Trạm tuyển chọn được từ huyện Nghĩa Đàn. Quá trình theo dõi sau tiêm phòng thú y, Trạm đã cấp cho 5 hộ gia đình. Nuôi dê không khó, tuy nhiên để chúng phát triển mạnh thì phải biết áp dụng kỹ thuật chăn nuôi. Bởi vậy ngay từ khâu làm chuồng, đến cách thức cung cấp thức ăn xanh, bổ sung thức ăn tinh và theo dõi diễn biến sức khỏe cho cả đàn, Trạm KN đã cắt cử cán bộ đến từng mô hình để hướng dẫn cụ thể cho các hộ gia đình. Nhờ vậy sau 4 tháng nuôi, đàn dê đã tăng trọng rất nhanh và sinh sản thêm được 19 con. Mô hình này thực sự đã thu hút được sự quan tâm khao khát của bà con nông dân, vì tính hiệu quả đem lại là rất thiết thực.

Chị Thái Thị Mỹ Lương nhấn mạnh: Đối với nông dân, những bài học từ các lớp tập huấn kỹ thuật là tốt rồi, nhưng chưa thể đủ. Mà muốn họ đưa tiến bộ kỹ thuật áp dụng vào SX thì việc xây dựng các mô hình cụ thể là không thể thiếu được. Cái cần của nông dân là mắt thấy, tai nghe và tay làm cụ thể. Bởi vậy cho đến nay các mô hình như chăn nuôi cá, gà và dê đã được bà con nhân nhanh ra diện rộng.

 

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.