| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả đào tạo nghề ở Vũ Thư

Thứ Năm 09/02/2012 , 10:25 (GMT+7)

Dạy nghề cho nông dân là hoạt động có ý nghĩa nhằm trang bị kiến thức cơ bản để bà con có thể tự tạo việc làm và phát triển kinh tế một cách có hiệu quả, bền vững.

Nông dân học nghề cắt may thời trang
Dạy nghề cho nông dân là hoạt động có ý nghĩa nhằm trang bị kiến thức cơ bản để bà con có thể tự tạo việc làm và phát triển kinh tế một cách có hiệu quả, bền vững.

Đặc biệt, một trong những tiêu chí để đánh giá xây dựng nông thôn mới, đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 40% trở lên. Để hoàn thành được mục tiêu này, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã sớm triển khai công tác dạy nghề cho nông dân.

Năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng ông Đỗ Như Thành ở thôn An Để, xã Hiệp Hoà vẫn hăng hái theo học lớp chăn nuôi thú y do Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp Vũ Thư phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện tổ chức. Ông Thành chia sẻ: “Với chúng tôi, được học những lớp như thế này thật bổ ích. Giờ chúng tôi đã biết cách chăm sóc và phòng bệnh cho đàn lợn, đàn gà nhà mình. Và khi chúng mắc bệnh, tôi có thể phát hiện và mua thuốc điều trị cho chúng khỏi bệnh”.

Cũng giống như ông Thành, 70 học viên là nông dân của xã Hiệp Hoà đều nhận thấy tác dụng thiết thực mà lớp học mang lại. Chính vì thế, không chỉ có những học viên trẻ, nhiều bác nông dân cao tuổi, mắt phải đeo kính lão cũng tích cực đi học. Thiếu bàn ghế, bà con ngồi, thậm chí bò cả ra nền nhà để học. Vừa được học lý thuyết vừa được thực hành nên tất cả các học viên đều nắm vững được kiến thức và có thể tự phát hiện và phòng trị một số dịch bệnh như tụ huyết trùng, tả, cúm gia cầm… bảo vệ cho đàn gia súc, gia cầm.

Bà Vũ Thị Hải Vân, giáo viên môn thú y cho biết: "Bà con tới lớp đầy đủ, chuyên cần và ham mê học hỏi lắm. Học được điều gì ở lớp là các bác ấy mang về nhà thực hành ngay rồi báo cáo kết quả, trao đổi lại với chúng tôi. Một số bác còn cho biết, có kiến thức về chăn nuôi thú y, gia đình mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại".

Theo ông Hải, dạy nghề cho nông dân không chỉ đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà vấn đề cốt lõi là giúp nông dân đưa TBKT mới vào sản xuất, tăng thu nhập. Đồng nghĩa với đó là đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên cùng với bộ mặt nông thôn đổi mới. Đó cũng là mục tiêu mà huyện Vũ Thư đang hướng đến khi triển khai công tác đào tạo nghề cho nông dân.

Tại xã Minh Lãng, lớp học cắt may thời trang cho lao động nông thôn cũng rất nhộn nhịp. Gần 40 học viên chủ yếu là thanh niên được hướng dẫn kỹ thuật cắt may. Lúc mới học nhiều chị em còn bỡ ngỡ chưa biết sử dụng máy may công nghiệp. Sau gần 3 tháng học nghề đã có thể cắt và may thành thạo các loại quần áo thời trang. Một số chị em tâm sự: Sau khi học xong có thể sẽ xin vào làm ở các công ty, xí nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh hoặc mở cửa hàng ngay tại địa phương.

Với phương châm “Nông dân cần gì học đấy và đào tạo ngay tại cơ sở” bước đầu Vũ Thư đã mở được 3 lớp tại các xã Hiệp Hoà và Minh Lãng. Hơn 100 nông dân được đào tạo trình độ tương đương bậc sơ cấp nghề về chăn nuôi gia súc gia cầm, thú y và may thời trang. Theo ban tổ chức lớp học thú y ở xã Hiệp Hoà cho biết: Khi mở lớp đào tạo, đã có hơn 110 nông dân đến đăng ký tham gia. Nhưng do kinh phí đào tạo có hạn nên chỉ mở được 2 lớp cho 70 người. Nhu cầu về học nghề của nông dân còn rất lớn.

Làm thế nào để người dân của 30 xã, thị trấn đều được học tập, ông Nguyễn Đức Hải, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Vũ Thư cho biết: “Căn cứ vào kết quả điều tra về thực trạng lao động nông thôn qua đào tạo và số lao động có nhu cầu học ở các địa phương, năm 2012 chúng tôi sẽ phối hợp với các đơn vị dạy nghề tiếp tục mở các lớp mới. Dạy nghề không chạy theo thành tích, số lượng, tránh lãng phí thời gian, công sức của nông dân và ngân sách của Nhà nước. Chúng tôi chú trọng chỉ đạo dạy những nghề nông dân thật sự cần. Vì kinh phí có hạn nên trước mắt ưu tiên mở lớp dạy nghề cho những xã xây dựng nông thôn mới”.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất