| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả dự án khuyến nông tại Bắc Giang

Thứ Ba 13/01/2015 , 07:35 (GMT+7)

Năm 2014, Trung tâm KNQG phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ NN-PTNT triển khai một loạt dự án khuyến nông tại tỉnh Bắc Giang, mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi.

Bà Hạ Thúy Hạnh, PGĐ Trung tâm KNQG cho biết, những dự án được triển khai trong năm 2014 tại tỉnh Bắc Giang gồm: Áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo kết hợp với thú y cộng đồng nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAP trong nông hộ; Phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm quy mô cấp xã; Chăn nuôi gà thịt lông màu (TP421, TP412, gà ri vàng rơm, Lương Phượng LV) và Chăn nuôi dê sinh sản.

Theo đó, Trung tâm KNQG phối hợp với các đơn vị chuyên môn và nhà khoa học đưa những tiến bộ KHKT trong chăn nuôi vào áp dụng, hỗ trợ người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn; Tuyển chọn, lại tạo ra những giống gà lông màu có năng suất tốt, chất lượng thịt cao cho thương hiệu "Gà đồi Yên Thế";

Tạo ra mô hình chăn nuôi dê hoàn toàn mới cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi tại Bắc Giang giúp xóa đói, giảm nghèo và hỗ trợ người nông dân nâng cao trình độ, ý thức phòng trừ dịch bệnh, đưa ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững nhờ mạng lưới thú y cộng đồng.

Bà Nguyễn Thị Liên Hương, Phó Trưởng phòng Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phụ trách khuyến nông chăn nuôi (Trung tâm KNQG), chủ nhiệm đề tài thụ tinh nhân tạo cho biết, nhờ dự án hỗ trợ 2 lợn đực PiDu cho mỗi hộ mà 3 hộ được cấp lợn đực giống để mở rộng và phát triển đàn lợn đực của mình lên hàng chục con, qua đó cung cấp tinh lợn siêu nạc cho cả một vùng rộng lớn của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Kết quả mô hình cho thấy, chất lượng tinh dịch của lợn đực thuộc dự án có kết quả tốt, đạt phẩm chất giống. Số liều pha trung bình đều đạt 14 - 15 liều/lần khai thác/con khai thác. Với lượng tinh này đảm bảo cho việc cung cấp tinh phục vụ mạng lưới thú y cộng đồng.

Với mạng lưới thú y cộng đồng, đã xây dựng 02 mạng lưới tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế và Cao Thượng, huyện Tân Yên với 12 - 14 thành viên do Phó Chủ tịch UBND xã là Trưởng ban, cán bộ khuyến nông xã và Trưởng ban Chăn nuôi thú y xã là Phó ban thường trực.

“Với những thành công bước đầu của dự án xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm quy mô xã đã làm thay đổi cách làm, cách suy nghĩ của các hộ tham gia dự án về vấn đề an toàn sinh học trong chăn nuôi, cũng như biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
Đến nay, Bắc Giang có 219 trang trại chăn nuôi gia cầm (quy mô từ 2.000 con gia cầm đẻ trứng/hộ trở lên; từ 1.000 con gà thịt, vịt thịt/lứa trở lên). Chăn nuôi trang trại đang đi vào chiều sâu. Các trang trại đang dần chuyển dịch từ chăn nuôi số lượng lớn theo mùa vụ sang chăn nuôi số lượng ổn định, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm”, PGĐ Trung tâm KNQG Hạ Thúy Hạnh.

Dự án hỗ trợ 2 tủ thuốc thú y cộng đồng tại 2 điểm trình diễn. Mô hình dự án triển khai đã thật sự tác động đến nhận thức của người chăn nuôi cũng như hệ thống chính trị địa phương. Hiệu quả của dự án mang lại là tình hình dịch bệnh giảm rõ rệt, không xuất hiện các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia cầm; số gia cầm mắc bệnh so với năm 2013 giảm 93%.

Ông Nguyễn Văn Được, xóm Gánh, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, cho biết, trước đây các hộ nuôi lợn tại Hiệp Hòa chủ yếu lấy đực giống lợn lai nên tỉ lệ mỡ rất cao, giá bán thấp. Từ ngày dự án hỗ trợ 2 lợn đực giống PiDu siêu nạc, ông cung cấp tinh miễn phí cho hàng chục thành viên trong mạng lưới.

Ngoài ra, ông Được tự đầu tư mua thêm hơn 10 con lợn đực giống siêu nạc khác để cung cấp tinh giúp nhân rộng giống lợn siêu nạc cho hàng trăm hộ chăn nuôi tại huyện Hiệp Hòa và các địa phương lân cận.

Hơn nữa, nhờ áp dụng hình thức thụ tinh nhân tạo đã giúp giảm rõ rệt các loại dịch bệnh lây nhiễm trên đàn đực giống cũng như lợn nái so với nhảy trực tiếp theo thói quen truyền thống trước kia.

Riêng dự án "Xây dựng mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu có năng suất chất lượng, an toàn sinh học và dịch bệnh trong chăn nuôi nông hộ, trang trại" phối hợp giữa Trung tâm KNQG và Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) bước đầu đem lại kết quả tích cực khi đã chọn tạo, tuyển chọn được một số giống gà có năng suất, chất lượng tốt, có thể chọn làm bộ giống nền tảng để xây dựng thương hiệu "Gà đồi Yên Thế".

Anh Nguyễn Đình Thiện ở thôn Bãi Cả, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang trực tiếp triển khai mô hình phấn khởi cho biết, trước đây và hiện nay bà con chăn nuôi gà đồi tại Bắc Giang vẫn chủ yếu nuôi giống gà mía lai máu Lương Phượng nên chất lượng thịt chỉ ở mức trung bình, mẫu mã và sự đồng đều không cao nên giá bán luôn thấp hơn các giống gà ta lai chất lượng cao do một số doanh nghiệp khác cung ứng.

“Những giống gà lông màu chất lượng cao dự án hỗ trợ gia đình tôi hiện có giá bán cao hơn gà Mía lai tới 15.000 đồng/kg. Gà có ưu điểm là chân nhỏ vàng, mẫu mã (lông, mào) đẹp, tỉ lệ đồng đều rất cao, khả năng sinh trưởng và chống chịu dịch bệnh tốt hơn hẳn gà mía lai tôi vẫn hay mua từ các lò ấp thủ công.

Đặc biệt, gà có trọng lượng vừa phải nên rất dễ tiêu thụ. Nếu bà con chăn nuôi gà tại Bắc Giang đều được hỗ trợ và tiếp cận những giống gà như hiện nay chắc chắn thương hiệu gà đồi Yên Thế sẽ tạo được uy tín và tiếng vang lớn trên thị trường”, anh Thiện tâm sự.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm