| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả khuyến nông Đăk Lăk

Thứ Năm 30/09/2010 , 10:35 (GMT+7)

Công tác huấn luyện đào tạo cán bộ khuyến nông từ huyện xuống các xã, thôn, buôn và cộng tác viên khuyến nông luôn được Trung tâm KN- KN Đăk Lăk quan tâm đầu tư cả về kinh phí và nguồn nhân lực.

Công tác huấn luyện đào tạo cán bộ khuyến nông từ huyện xuống các xã, thôn, buôn và cộng tác viên khuyến nông luôn được Trung tâm KN- KN Đăk Lăk quan tâm đầu tư cả về kinh phí và nguồn nhân lực.

Trong quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình nhiều bà con nông dân chưa mạnh dạn áp dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất. Với đồng bào dân tộc thiểu số ở Đăk Lăk, tình hình càng khó khăn hơn nhiều.

Chính vì vậy, Trung tâm KN- KN đã mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật tới tận buôn làng. Khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông là người hiểu biết và có kinh nghiệm về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và có khả năng tiếp thu, hướng dẫn kỹ thuật và truyền đạt các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước cho bà con nông dân. Mạng lưới khuyến nông viên có nhiệm vụ phối hợp với các địa phương để hướng dẫn các hộ gia đình lập kế hoạch sản xuất theo hướng sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp...

Khuyến nông Đăk Lăk đã đưa ra nhiều mô hình điển hình được thực hiện và nhân rộng. Cụ thể từ đầu năm đến nay, đã đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cấp huyện và khuyến nông viên cơ sở được 15 lớp, với 416 lượt người, tập huấn kỹ thuật cho nông dân được 367 lớp, với 13.357 lượt người tham gia, trong đó chương trình hỗ trợ người nghèo 225 lớp, với 9.000 lượt người và in tờ rơi kỹ thuật cấp cho bà con nông dân được 45.720 tờ. Vụ ĐX 2009-2010 đã phối hợp với các Viện làm thử nghiệm giống lúa lai XL 94017 và các giống cây trồng vật nuôi khác...

Bên cạnh đó, Trung tâm còn đưa lúa lai vào vùng khó khăn lương thực ở huyện EaSup và Buôn Ma Thuột, với quy mô 10,5 ha, giống lúa Nông ưu 28, với năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha. Mô hình trồng rừng thâm canh cây keo lá tràm được 167 ha, chương trình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt, khí sinh học làm hầm Biogas, chương trình khuyến công cơ giới hóa thu hoạch lúa bằng máy gặp đập liên hợp cho nông hộ, chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. Ngoài ra, Trung tâm còn triển khai cho bà con nông dân trồng được 145 ha cây ca cao bền vững ở huyện EaH’Leo, EaKar, Lăk và thành lập thêm 10 CLB trồng cây ca cao, có 836 hộ tham gia, tập huấn kỹ thuật cho 9.868 lượt người, đã cấp 60 tấn phân bón Komix lân hữu cơ vi sinh và giao xong 146.800 cây giống ca cao cho dân.

Ông Nguyễn Nhật Lệ - Giám đốc Trung tâm KN- KN  Đăk Lăk cho biết: Hoạt động khuyến nông đã bám sát được yêu cầu thực tiễn cũng như mục tiêu phương hướng sản xuất của địa phương đồng thời tập trung vào các chương trình trọng điểm của tỉnh như: Chương trình an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp... Chuyển giao TBKT góp phần nâng cao dân trí, trình độ kỹ thuật và kỹ năng tổ chức sản xuất của bà con nông dân, từ đó tăng thêm thu nhập, để cải thiện cuộc sống.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm