| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả kinh tế rừng

Thứ Năm 24/10/2013 , 11:04 (GMT+7)

Quốc lộ 279 đoạn từ thị trấn An Châu đến xã Long Sơn (Sơn Động, Bắc Giang) quanh co, uốn lượn theo triền núi. Nơi đây được ví như con đường xanh bởi hai bên là những cánh rừng rộng lớn.

Quốc lộ 279 đoạn từ thị trấn An Châu đến xã Long Sơn (Sơn Động, Bắc Giang) quanh co, uốn lượn theo triền núi. Nơi đây được ví như con đường xanh bởi hai bên là những cánh rừng rộng lớn.

Rừng kinh tế bạt ngàn thông, keo, bạch đàn được trồng ngay hàng, thẳng lối, rừng phòng hộ tán lá ken dày với nhiều tầng nấc che chở cho muông thú, tạo nguồn sinh thủy dồi dào.

Anh Ngọc Văn Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Long Sơn phấn khởi cho biết: “Long Sơn bây giờ không còn đất trống, đồi núi trọc. Toàn xã có gần 2.000 ha rừng kinh tế. Khai thác đến đâu, người dân chuẩn bị hiện trường trồng lại ngay đến đó. Một số hộ trong xã mua ô tô, làm nhà mới, mở cửa hàng, cửa hiệu nhờ có tiền bán gỗ. Ngoài nguồn lợi từ rừng trồng, bà con còn có thu nhập khá từ lâm sản phụ như ba kích, nấm lim, nhựa thông, măng tre...”.


Một cơ sở chế biến gỗ ở Sơn Động

Sinh sống ở thôn Thượng, xã Long Sơn, trước đây ông Ngọc Văn Nạp chưa chú trọng đến trồng rừng vì thiếu vốn, lo ngại đầu ra bấp bênh. Năm 1999, được cán bộ ngành lâm nghiệp đến vận động và cấp miễn phí cây giống, ông trồng 3,8 ha thông.

Vài năm sau, thấy thị trường lâm sản khởi sắc, gỗ ngày càng được giá, tiêu thụ dễ dàng, ông mở rộng diện tích rừng, đến nay có tổng số 15 ha. Mỗi năm, ông bán 2 ha keo 5 năm tuổi, thu lãi hơn 70 triệu đồng. Diện tích trồng thông ông coi như “của để dành”, dự định 6 năm nữa mới khai thác, nhẩm tính sẽ có số tiền vài trăm triệu.

Cũng như Long Sơn, gần đây, kinh tế rừng ở xã Dương Hưu có chuyển biến tích cực. Nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển rừng kinh tế, chỉ đạo chính quyền, các đoàn thể cơ sở vận động, hướng dẫn nhân dân trồng rừng, ươm cây giống tại chỗ để giảm chi phí vận chuyển. Đến nay, Dương Hưu có hơn 3.500 ha rừng kinh tế, trong đó có 1.000 ha đến tuổi khai thác.

Nhận thấy trồng cây lấy gỗ ít rủi ro, chi phí đầu vào thấp, hiệu quả kinh tế cao, không chịu nhiều sức ép trong khâu tiêu thụ nên gia đình ông Bàn Vũ Quyền ở thôn Mùng, xã Dương Hưu đầu tư vốn trồng 25 ha keo. Vừa qua, ông đã khai thác hơn chục ha, thu lợi nhuận gần 350 triệu đồng.

Nguồn thu từ rừng giúp cho cuộc sống của gia đình ông Quyền và nhiều hộ khác trong xã no ấm, sung túc, thúc đẩy thương mại, dịch vụ phát triển. Đến nay toàn xã có gần 40 ô tô tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển gỗ.

Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh, Sơn Động có hơn 60.000 ha rừng và đất lâm nghiệp. Căn cứ điều kiện tự nhiên, xác định rõ những tiềm năng, thế mạnh, Đảng bộ, chính quyền huyện Sơn Động đã lựa chọn phát triển kinh tế rừng là hướng đi mũi nhọn. Nhiều chương trình, dự án đầu tư trồng, bảo vệ rừng đã được triển khai trên địa bàn. Hàng năm, huyện ban hành kế hoạch trồng rừng kinh tế và trồng cây phân tán, kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện.

Giai đoạn 2006 - 2010, toàn huyện trồng hơn hơn 9.000 ha rừng tập trung và 446 ha cây phân tán bằng nguồn vốn Dự án 661, Dự án Việt Đức, vốn đầu tư của nhân dân; khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh gần 24.000 ha. Những kết quả đó đã tạo tiền đề cho kinh tế rừng ở Sơn Động tiếp tục đi lên trong giai đoạn tiếp theo.

Tháng 9/2011, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết về “Công tác quản lý, bảo và phát triển rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt giai đoạn 2011 - 2015”, tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; khuyến khích tích tụ đất để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung; tăng cường ứng dụng KHKT vào SX lâm nghiệp... Đến nay, tỷ lệ che phủ của rừng ở Sơn Động đạt 74,5%, vượt 4,5% so với mục tiêu đề ra.

Toàn huyện có hơn 24.000 ha rừng kinh tế, mỗi năm gần 3.000 ha được khai thác, doanh thu hơn 100 tỷ đồng. Có nguồn nguyên liệu dồi dào, Sơn Động đã thu hút nhiều cơ sở thu mua, chế biến gỗ như Chi nhánh Cty TNHH Việt Lập, Cty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Động...

Xem thêm
Tôm hùm bông chết tại Vạn Ninh, Cục Thủy sản đề nghị tăng cường quản lý

Cục Thủy sản đề nghị Cục Thú y hỗ trợ, hướng dẫn địa phương tìm tác nhân để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tôm hùm chết ở Khánh Hòa.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất