| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả mô hình 'thắp sáng đường quê'

Thứ Sáu 22/09/2017 , 08:25 (GMT+7)

Những năm qua, xã Ngọc Thuận, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) đã có nhiều cách làm hay và sáng tạo, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Trong đó, nổi bật có mô hình “thắp sáng đường quê” đã mang lại hiệu quả thiết thực, được nhân dân đồng tình đóng góp kinh phí xây dựng các trụ đèn trên các đoạn đường, đem lại nguồn ánh sáng nông thôn.

17-03-57_dscn4902
Đoàn viên thanh niên xã Ngọc Thuận cùng người dân tham gia dựng cột điện mô hình “thắp sáng đường quê”

Những ngày này, đi dọc các tuyến đường Kênh Xuôi ở ấp Ngọc Vinh, kênh Năm Tỷ ở ấp Vinh Thuận, tuyến trục lộ phụ KH6 ở ấp Vinh Bắc (xã Ngọc Thuận) đã không còn cảnh tối tăm. Thay vào đó là một hệ thống đèn chiếu sáng trên các trục đường được lắp đặt bởi sự đóng góp của nhân dân thông qua mô hình “thắp sáng đường quê”.

Năm 2015, mô hình được xây dựng trên đoạn đường dài 1.500 mét, tại ấp Ngọc Vinh với 60 bóng đèn, phát sáng đồng loạt từ 18 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Nguồn kinh phí được vận động của 80 hộ dân ấp Ngọc Vinh, đặt dưới sự quản lý của ấp, nguồn điện để phát sáng đặt chung trong một đồng hồ tổng, số tiền hàng tháng được chia đều cho các hộ gia đình có đèn trước nhà.

Với mỗi trụ đèn cách nhau 25m được ban quản lý ấp kết hợp để treo cờ vào mỗi dịp lễ, Tết vừa tạo vẻ mỹ quan cho đoạn đường, vừa phục vụ tốt cho ánh sáng vào ban đêm. Ông Trần Văn Việt ở ấp Ngọc Vinh (xã Ngọc Thuận) cho biết, trước đây người dân đi lại vào ban đêm gặp nhiều khó khăn, tình trạng va quẹt tai nạn giao thông, trộm cắp tài sản thường xuyên xảy ra. Khi có mô hình thắp sáng đường quê, bà con nhiệt tình hưởng ứng.

Khi triển khai, Ngọc Thuận thí điểm chọn 3 ấp Ngọc Vinh, Vinh Thuận, Vinh Bắc và vận động 275 hộ dân tham gia mô hình. Theo ông Nguyễn Văn Khương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Thuận, đến nay, Ngọc Thuận đã hoàn thành được 5.500/4.224m (đạt 130% chỉ tiêu); tổng số trụ điện được lắp đặt 270 trụ (bình quân mỗi trụ 460.000 đồng), kinh phí trên 124 triệu đồng.

Để quản lý và vận hành có hiệu quả mô hình “thắp sáng đường quê”, UBND xã chỉ đạo Ban lãnh đạo các ấp đã thành lập BQL để vận hành và thu tiền điện hàng tháng trả cho ngành điện, bình quân mỗi hộ hàng tháng đóng góp khoảng 10.000 đồng trả tiền điện.

Xem thêm
Hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc và hộ nghèo ở Hà Nội

Nội dung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thạc sĩ kinh tế đối ngoại nghỉ việc về quê trồng rau sạch

Mỗi năm chị Dung thu nhập khoảng 500 triệu đồng từ tiền bán rau thủy canh. Đây cũng là mô hình trồng rau thủy canh thương mại đầu tiên tại Thanh Hóa.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.