| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả thực sự trồng lúa ở ĐBSCL

Thứ Sáu 13/10/2017 , 07:20 (GMT+7)

Lúa là cây lương thực chủ yếu của Việt Nam. Trong 3 thập kỷ vừa qua, cây lúa đã làm tròn sứ mệnh của mình là biến Việt Nam từ một nước thiếu thốn lương thực trở thành một nước dư thừa hàng chục triệu tấn thóc để xuất khẩu...

18-50-49_nh_1

Hạt gạo Việt Nam đứng về giá trị thương mại trên thị trường thế giới thì còn thua kém một số nước. Vì vậy, dù Việt Nam xuất khẩu số lượng nhiều, nhưng giá trị thu lại chưa xứng đáng. Ở phạm vi trong nước khi so sánh với một số mặt hàng khác như cây ăn quả hay cây công nghiệp, rau màu hoặc các loại sản phẩm chăn nuôi hay thủy sản thì giá trị so sánh với hạt lúa cũng thường cao hơn có khi hàng chục lần trên cùng một đơn vị sản xuất.

Thực tế sản xuất, chính người nông dân đã phải bươn trải, tìm mọi phương kế để tự lo cho cuộc sống trên quỹ đất rất hạn chế của họ. Do vậy nhiều mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con khác đã diễn ra như mô hình VAC (vườn - ao - chuồng), ngăn ruộng để nuôi tôm, lên liếp trồng hoa màu và các cây ăn quả... đã và đang diễn ra khắp nơi.

Chúng ta cũng có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyển đổi một phần đất lúa kém hiệu quả sang kinh doanh cây con khác. Vậy là chính sách phát triển nông nghiệp của nước ta cũng có lúc đi sau thực tế sản xuất khá xa. Chính sách cũng thiếu đồng bộ, nhất quán. Không ít người lại có tính nôn nóng về quy trình chuyển đổi và thậm chí chưa đánh giá đúng vai trò thực tế về mối quan hệ đất, nước với cây trồng hay thủy sản cũng như mối quan hệ giữa sản xuất với mạng lưới kinh tế thị trường. Thậm chí có không ít người muốn xóa bỏ cây lúa hay so sánh giá trị với các sản phẩm khác một cách hời hợt, thiếu thực tế.

Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là hướng đi rất đúng đắn. Trước hết cần chuyển đổi mạnh tay trên vùng đất nhờ nước trời, đất hẹp người đông và cần chú ý tìm thị trường của sản phẩm giới thiệu cho người sản xuất, không để cho dân tự phát làm ra sản phẩm mà không bán được, hay diễn lại tình trạng trồng - chặt như những năm trước đã thường diễn ra.

Riêng vùng đất màu mỡ thường bị ngập nước, chưa có cây con gì thay thế cây lúa được ở vùng ĐBSCL hay vùng tam giác ĐBSH hoặc một số địa danh nổi tiếng về cây lúa ở các tỉnh duyên Hải miền Trung. Nhà nước cần có chính sách phù hợp, cộng với cải tiến điều kiện sản xuất để trồng lúa được bền vững, có hiệu quả cao. Trong thực tế cây lúa có năng suất rất ổn định và dễ trồng, đầu tư thấp.

Cây lúa so với cây mía, có thời gian chiếm đất 1 năm, trên 1 đơn vị diện tích 1 ha.

Để tiện việc so sánh, xin được dẫn ra số liệu trung bình của 13 tỉnh ĐBSCL, thuộc chương trình "Sản xuất lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu" do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện. Trong thời gian 1 năm, vùng ĐBSCL có thể trồng được 2 - 3 vụ lúa, trong tài liệu này chỉ tính cho vùng diện tích 2 vụ lúa đông xuân, hè thu, không tính vụ lúa thu đông. Số liệu thu được tính bình quân 65 hộ thuộc 13 tỉnh, trên nhiều đơn vị đất đai khác nhau và kỹ thuật sử dụng cũng khác nhau.

Về cây lúa: Theo kỹ thuật của nông dân, trong vụ ĐX, tổng chi phí đầu tư là: 17.349.000đ, khi thu hoạch bán lúa tươi, tiền lời thu được 18.756.000đ; Vụ HT tổng chi: 16.859.833đ, tiền lời 13.500.000đ. Tổng chi phí cả 2 vụ là 34.208.833đ và có tiền lời thu được là 32.256.000đ, tỷ lệ lợi nhuận là 48,4%.

Được trồng theo kỹ thuật của mô hình: Trong vụ ĐX, tổng chi phí đầu tư là 17.060.100, tiền lời là 23.714.000đ; Vụ HT tổng chi là 16.382.000đ, tiền lời là 18.857.000đ. Tổng số chi phí cả 2 vụ là 33.442.100đ; tổng số tiền lời 2 vụ là 41.015.000đ, chiếm tỷ lệ 55,7%.

Về cây mía: Tại ruộng trình diễn ở xã Pleipong, huyện Ayunpa, Gia Lai năm 2015, chi phí đầu tư cả vụ là 48.645.000đ, đạt năng suất mía cây 66,55 tấn, tổng thu tiền bán mía là 57.529.000 đ, tiền lời thu được 8.883.000đ, tỷ lệ lợi nhuận là 18,26%.

Vụ mía tơ 2015 tại Nhà máy đường Phổ Phong: Tổng chi cho ruộng mía là 47.691.667đ, lượng phân bón sử dụng bằng 1,5 lần bón cho lúa, nhưng tổng thu mang lại cho ruộng mía là 75.162.150đ, trừ chi phí còn lời được 27.470.483đ/ha/năm (tỷ lệ lời thu được 57,6%).

Như vậy, so sánh hiệu quả kinh tế 2 vụ lúa trong năm với 1 vụ mía chiếm đất 12 tháng và cũng được đấu tư cao hơn 2 vụ lúa, nhưng tiền lời và tỷ suất lợi nhuận vẫn chưa bằng 2 vụ lúa. Vậy là trồng lúa vẫn có lời. Do đó chúng ta cần khoanh vùng đất lúa ổn định và cải tiến kỹ thuật đặc biệt là tăng cường cơ giới hóa giúp cây lúa Việt Nam phát triển bền vững.

 

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm