| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả trồng mè trên đất xám

Thứ Tư 07/05/2014 , 07:45 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Long An vừa tổ chức hội thảo tổng kết mô hình thâm canh mè trên vùng đất xám theo hướng cơ giới hóa ở vụ XH.

Có trên 40 đại biểu tham dự hội thảo là đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các viện, trường và hơn 50 hộ nông dân trồng mè ở huyện Vĩnh Hưng.

Đây là đề tài do TTKN Long An chủ trì.

Ngoài việc áp dụng các biện pháp thâm canh như bón phân, tưới nước, quản lý sâu bệnh, cỏ dại, sử dụng giống mè cho năng suất cao, trung tâm còn phối hợp với Phân viện Cơ điện Nông nghiệp & công nghệ sau thu hoạch tiến hành nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch mè nhằm giảm công lao động, thúc đẩy cây mè phát triển theo hướng thâm canh.

"Trồng mè thâm canh theo hướng cơ giới hóa trên vùng đất xám là hướng đi phù hợp với chủ trương của tỉnh trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó có chuyển đổi diện tích tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng cạn mà chủ lực là cây mè và cây bắp", ông Tùng nói.

Tại hội thảo, Th.S Mai Thị Mộng Cúc, TTKN Long An, Chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả thực hiện mô hình thâm canh mè trên vùng đất xám theo hướng cơ giới hóa.

Sau khi tham quan thực tế mô hình các đại biểu đều đánh giá cây mè trong mô hình sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất ước đạt từ 700 - 800 kg/ha cao hơn so với mè trồng ngoài mô hình (trồng quảng canh) từ 1 -1,5 lần.

Theo tính toán sơ bộ thì chi phí cho 1 ha mè khoảng 12 - 15 triệu đồng, với giá mè từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, với năng suất trên thì nông dân có lãi từ 10 - 15 triệu đồng/ha, nếu áp dụng cơ giới hóa trong khâu thu hoạch thì giúp dân giảm thêm chi phí và tăng lợi nhuận.

Theo TS Mai Thành Phụng, Trưởng Văn phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phía Nam, mè là loại cây trồng có thế mạnh, phù hợp trên vùng đất xám, đây là một trong những loại cây trồng chủ lực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả ở các huyện phía Bắc của tỉnh.

Do đặc tính vùng đất xám, nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém nên để đạt năng suất cao thì người trồng mè phải áp dụng biện pháp thâm canh, đầu tư phân bón, chú ý bón lót; nhất là phân hữu cơ, tăng cường phân lân, đảm bảo nước tưới ít nhất 4 lần trong vụ, áp dụng các biện pháp cơ giới hóa đồng bộ, thực hiện liên kết 4 nhà, thành lập tổ, nhóm liên kết SX, tiêu thụ để thúc đẩy cây mè phát triển theo hướng thâm canh và bền vững trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, GĐ Trung tâm Khuyến nông Long An cho biết, thời gian tới Trung tâm sẽ tiếp tục liên kết với các DN, các nhà khoa học để tiếp tục hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ưu tiên phát triển cây mè trên vùng đất xám, ứng dụng cơ giới đồng bộ, các TBKT trong bón phân, chọn giống năng suất cao, chất lượng phù hợp với thâm canh.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.