| Hotline: 0983.970.780

Hình ảnh nổi bật Nông nghiệp Việt Nam

Thứ Năm 31/01/2013 , 10:44 (GMT+7)

Đã lâu lắm rồi, trên những diễn đàn quốc tế quan trọng, hình ảnh của Việt Nam mới lại được đề cao một cách trân trọng như trong các phiên họp về nông nghiệp và tăng trưởng xanh tại hội nghị Davos năm nay.

Ngược với không khí ảm đạm của kinh tế thế giới, Diễn đàn kinh tế Thế giới năm nay đông hơn hẳn mọi năm về số khách tham gia và số các quốc gia tham dự. Trong khi tại các diễn đàn chung, nhiều vấn đề chính được đặt ra vẫn chưa có lời giải cụ thể thì đã 3 năm nay, phiên họp chuyên đề về “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” ngày càng thu hút đông đảo các đối tượng quan trọng của ngành nông nghiệp thế giới.

Cuộc họp vào sáng ngày 25/1 có tới 115 người tham dự bao gồm đại diện các công ty đa quốc gia hàng đầu về sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu các tổ chức quốc tế, các học giả, năm nay còn có mặt 3 đại diện các tổ chức nông dân.

Ông David Nabaro, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hiệp quốc về an ninh lương thực và dinh dưỡng giới thiệu dẫn đề cho phiên họp. Ông Rajiv J. Shah, nhà quản lý của Cơ quan phát triển Mỹ phát biểu về vai trò của các tổ chức phát triển với nhiệm vụ đầu tư cho nông nghiệp. Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Việt Nam Cao Đức Phát đã khái quát tình hình triển khai mô hình hợp tác Công tư trong một số ngành hàng thời gian qua.


Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Bankimun, Tổng thống Ruwanda, Tổng thống Tanzania, Thủ tướng Hà Lan thảo luận cùng các đại biểu tham gia cuộc họp “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp”

Sự nhiệt tình ủng hộ của Bộ cộng với cố gắng chủ động của những doanh nghiệp nước ngoài tham gia đã góp phần đưa chương trình vượt qua những khó khăn ban đầu và đang đi tới những kết quả cụ thể. Bộ trưởng nhấn mạnh định hướng trong thời gian tới nhằm đưa nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ hơn vào chương trình, tiếp tục thể chế hóa các tổ chức liên kết hợp tác của nông dân và doanh nghiệp, liên kết cả chuỗi ngành hàng, phát huy sức mạnh tổng hợp của việc áp dụng đồng bộ công nghệ và tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của thị trường.

Bài phát biểu ngắn gọn của Bộ trưởng Cao Đức Phát thực sự cuốn hút sự chú ý và thích thú của cử tọa nhờ những kết quả thuyết phục của Việt Nam. Sau 3 năm đóng góp tích cực và thành công, Việt Nam được mọi người coi là điển hình dẫn đầu, cùng với Tanzania thực sự là hai nước “nói đi đôi với làm”. Nhờ đó, sáng kiến “Tầm nhìn mới trong nông nghiệp” đã lan ra 11 nước với 28 công ty đa quốc gia, 14 chính phủ, nhiều tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khoa học và tổ chức của nông dân tham gia.

Ở Đông Nam Á, Inđônêsia cũng đang đẩy mạnh phong trào này, thực sự họ đang “học tập theo Việt Nam” để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp như lời Bộ trưởng Bộ Thương mại nước bạn phát biểu tại phiên họp. Thời gian qua Thái Lan cũng tỏ sự quan tâm đặc biệt đến hoạt động này và đã cử một vài cán bộ cao cấp sang tìm hiểu kinh nghiệm của nông nghiệp Việt Nam.

Tại hội nghị, các đại biểu đã chia nhóm thảo luận theo 10 chủ đề chính được quan tâm trong lĩnh vực nông nghiệp, đó là: khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng một nền nông nghiệp “thông minh” với khí hậu, sử dụng nước hiệu quả, nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ, tăng sức mạnh cho nông dân và các tác nhân khác trong ngành nông nghiệp, hậu cần và kết cấu hạ tầng, dinh dưỡng, xây dựng các chương trình nghị sự toàn cầu (cho nhóm G8 và nhóm G20), và các vấn đề phát triển của châu Á, châu Phi. Sau đó, các đề nghị đã thảo luận được trao đổi lại với một số nhà lãnh đạo như Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Bankimun, Tổng thống Ruwanda, Tổng thống Tanzania, Thủ tướng Hà Lan… Các chính khách này đã thảo luận những suy nghĩ của mình về các vấn đề đang đặt ra cho phát triển nông nghiệp. Có thể nói đây là một cuộc trao đổi trung thực, sáng tạo và rất thú vị theo đúng tinh thần của Diễn đàn Kinh tế thế giới. Một lần nữa cái tên Việt Nam được nhiều lần nhắc đến một cách trân trọng.

Một lần nữa diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos – nơi tập trung các doanh nhân, các chính khách, các học giả đứng đầu thế giới, nơi bàn đến những vấn đề chung của nhân loại trong thời đại toàn cầu hóa, triển vọng phát triển của nông nghiệp nói chung và của nông nghiệp Việt Nam nói riêng lại trở nên sáng sủa với quyết tâm hợp tác của nhà nước và tư nhân.

Trong buổi chiều, Bộ trưởng Cao Đức Phát tham gia một cuộc họp chuyên đề quan trọng khác được gọi là “Những dòng đầu tư mới: Liên minh hành động tăng trưởng xanh”. Đây là một sáng kiến mới bắt đầu hình thành tại Diễn đàn kinh tế Châu Á năm ngoái và được sự ủng hộ nhiệt tình của Bộ NN-PTNT Việt Nam.

Tại Davos 2012, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã phát biểu: “Chúng ta cần phải tái cơ cấu lại nền nông nghiệp, cần tìm ra những giải pháp canh tác mới và cần đảm bảo những giải pháp này là ít gây phát thải các bon”. Để làm được việc này, Bộ trưởng nhấn mạnh cần phải “Huy động và đa dạng các nguồn tài chính trong việc thực hiện các giải pháp làm giảm phát thải các bon trong nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Tại cuộc họp năm nay, nhiều thành viên tham gia đã nêu ra nhiều ý tưởng và đề xuất nhiều giải pháp để có thể tăng đầu tư từ nhiều nguồn cho tăng trưởng xanh. Trong đó, đầu tư của các chính phủ và của các tổ chức phát triển chỉ đóng vai trò xúc tác thu hút tiềm năng to lớn của đầu tư tư nhân.

Đã lâu lắm rồi, trên những diễn đàn quốc tế quan trọng, hình ảnh của Việt Nam mới lại được đề cao một cách trân trọng như trong các phiên họp về nông nghiệp và tăng trưởng xanh tại hội nghị Davos năm nay. Đây là niềm tự hào chính đáng của người nông dân Việt Nam, của doanh nhân nông nghiệp, các nhà khoa học, nhà quản lý – những người đã sát cánh cùng nông dân trên đồng ruộng.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm