| Hotline: 0983.970.780

Hồ Sông Sào, công trình thủy lợi đa mục tiêu

Thứ Năm 11/10/2012 , 09:52 (GMT+7)

Hồ chứa nước Sông Sào (Ngêệ là công trình thuỷ lợi lớn được Bộ NN-PTNT phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và giao cho Ban Quản lý đầu tư & xây dựng thuỷ lợi 4 làm chủ đầu tư.

Hồ chứa nước Sông Sào (Ngêệ là công trình thuỷ lợi lớn được Bộ NN-PTNT phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và giao cho Ban Quản lý đầu tư & xây dựng thuỷ lợi 4 làm chủ đầu tư. Kinh phí xây dựng bằng nguồn trái phiếu Chính phủ.

Công trình do nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Huy Ngọ đến trực tiếp phát lệnh khởi công ngày 21/11/1999. Cụm đầu mối nằm tại xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An bao gồm: Một đập chính dài 445 m, cao 31,40 m. Đập phụ cao 5,39 m, dài 685 m. Cống lấy nước có 2 tuyến, ở vai trái và vai phải. Tràn xả lũ chính vận hành đóng, xả bằng điện năng, và một tràn sự cố. Dung tích trữ hữu ích của hồ 51,42 triệu m3 nước.

Hệ thống kênh mương có tổng chiều dài gần 100 km, bao gồm: Kênh Chính, Kênh Tây, Kênh Đông và Kênh Giữa. Ngoài hệ thống kênh mương được kết cấu bằng bê tông cốt thép, còn có hàng trăm công trình trên kênh như cống tiêu, tràn qua kênh, cầu, cống giao thông…

Nhiệm vụ của công trình: Cung cấp nước tưới cho 6.200 ha đất canh tác lúa, màu, cây công nghiệp và cấp nước sinh hoạt, phục vụ chăn nuôi, cải tạo môi trường sinh thái cho toàn vùng hưởng lợi thuộc huyện Nghĩa Đàn và TX Thái Hoà. Cuối năm 2003 cụm đầu mối của công trình đã hoàn thành, tuy vậy đến năm 2005 cùng với hệ thống kênh mương của giai đoạn một đã thi công ổn định, UBND tỉnh Nghệ An đã giao Cty TNHH Thuỷ lợi Phủ Quỳ quản lý, và chính thức khởi động vận hành phục vụ tưới tiêu.

Vì hệ thống kênh mương trải dài, đi qua nhiều làng xã dân cư, lại có những tuyến kênh đi qua nhiều địa hình núi đồi, khe suối quanh co phức tạp, do vậy để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, Cty đã thành lập 3 Trạm Quản lý khai thác bảo vệ công trình, bao gồm: Trạm quản lý đầu mối, Trạm quản lý Kênh Giữa và Trạm quản lý Kênh Đông.

Ông Hoàng Văn Sơn, GĐ Cty TNHH Thuỷ lợi Phủ Quỳ cho biết: Để khai thác hệ thống công trình đạt hiệu quả, lãnh đạo Cty đã tập trung cao độ trong công tác chỉ đạo điều hành ở các trạm. Quá trình hoạt động, đội ngũ vận hành, điều tiết nước đã tích cực bám địa bàn, bám công trình, bám đồng ruộng để phục vụ kịp thời theo nhu cầu dùng nước của nông dân. Nhờ vậy trong nhiều năm qua, công trình thuỷ lợi Sông Sào tuy đã trải qua nhiều biến động của thời tiết thiên tai khắc nghiệt, mưa lũ dồn đập, hạn hán kéo dài, song toàn bộ hệ thống đã được bảo vệ an toàn tuyệt đối.

Các khu tưới trải dài nhưng lực lượng làm nhiệm vụ luôn ngày đêm túc trực kiểm tra, dẫn dòng thông suốt đến tận từng thửa ruộng. Tính đến nay, hệ thống kênh mương Sông Sào mới hoàn thành giai đoạn 1, nhưng hiệu quả của nó đã tưới tiêu được trên 4.000 đất canh tác cho huyện Nghĩa Đàn và TX Thái Hòa. Những cánh đồng của xã Nghĩa Trung, Nghĩa Hội, Nghĩa Bình… trước đây năng suất lúa chỉ đạt 5-6 tấn/ha, nay nhờ nguồn nước của kênh Sông Sào cung cấp đầy đủ kịp thời nên năng suất đã đạt 7-8 tấn/ha.

Để phát huy tính hiệu quả của công trình, Cty TNHH Thuỷ lợi Phủ Qùy đang triển khai chỉ đạo các nhà thầu thi công các hạng mục còn lại ở giai đoạn 2, phục vụ tưới tiêu cho hơn 1.000 ha đất canh tác; đồng thời mở mang thêm khu hưởng lợi cho người dân toàn vùng ở phía đông công trình.

Những cánh đồng màu của xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Phú, Nghĩa Lâm trước đây chỉ trồng được 2 vụ màu ngô, sắn, nhưng cũng bấp bênh nhờ trời. Nay nhờ nguồn nước của kênh nên nông dân đã chuyển đổi sang trồng cây dưa hấu đỏ. Bình quân mỗi năm nông dân huyện Nghĩa Đàn trồng 500 ha dưa hấu (mỗi vụ canh tác 3 tháng), nhưng năng suất đã đạt 25-30 tấn/ha, lợi nhuận đạt 120-150 triệu đồng/ha.

Tính hiệu quả lớn của công trình thuỷ lợi Sông Sào còn phải kể tới nguồn nước cung cấp tưới cho hàng ngàn héc ta đồng cỏ phục vụ cho 3 trang trại bò sữa của Tập đoàn TH. Và thông qua một tuyến kênh lấy nước từ lòng hồ với lưu lượng 160 m3/h, Tập đoàn TH đã lắp đặt xây dựng nhiều thiết bị xử lý lắng lọc hiện đại để cung cấp nguồn nước ăn cho gần 20.000 con bò lấy sữa. Hàng năm nhờ nguồn nước trong hồ mà các đơn vị còn nuôi và cung cấp được hàng nghìn tấn cá cho thị trường nội địa. Cụm đầu mối còn có khu lâm viên, bến neo đậu thuyền để phục vụ du khách đến tham quan. Nước trong hồ, trong kênh còn cung cấp đầy đủ cho nông dân huyện Nghĩa Đàn và TX Thái Hoà SX hàng ngàn héc ta rau, củ quả, đồng thời phục vụ thoả mãn nhu cầu dùng nước sinh hoạt.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 2] Đưa yến sào thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Yến sào được kỳ vọng là sản phẩm xuất khẩu mang lại nguồn thu lớn cho Bình Phước, sau hạt điều, cao su và sầu riêng.

Kiểm tra đột xuất cơ sở giết mổ, chợ đầu mối, trường học

TP. HCM Công tác kiểm tra sẽ được TP. HCM triển khai đồng bộ tại các cơ sở kinh doanh, giết mổ, chế biến, nhà hàng khách sạn, bếp ăn tập thể, chợ đầu mối.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.