| Hotline: 0983.970.780

Hô tiết kiệm năng lượng vẫn XK than ầm ầm

Thứ Tư 26/05/2010 , 09:41 (GMT+7)

Hôm qua, QH thảo luận tại hội trường về Luật Tiết kiệm năng lượng. Đa số ý kiến cho rằng cần phải cân nhắc kỹ trước khi thông qua luật này, nếu thông qua, luật sẽ khó đi vào cuộc sống.

Hôm qua, QH thảo luận tại hội trường về Luật Tiết kiệm năng lượng. Đa số ý kiến cho rằng cần phải cân nhắc kỹ trước khi thông qua luật này, nếu thông qua, luật sẽ khó đi vào cuộc sống.

Tiết kiệm năng lượng nhưng phải thúc đẩy SX

Các ý kiến cho rằng, khó là ở chỗ luật chưa quy định cụ thể mà quá chung chung. Chung chung từ thực hiện, thanh tra, kiểm tra, xử phạt, việc “bắt” tiết kiệm, rồi đào tạo nhân lực để phát triển các thiết bị tiết kiệm điện…ĐB Nguyễn Tấn Quân (Khánh Hòa) cho rằng, tính đến tiết kiệm năng lượng thì Nhà nước phải tính đến ngừng XK những nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu thô trước đã. Cấm và hạn chế không cho xuất, còn nếu cứ XK như hiện nay thì khó.

ĐB Nguyễn Quang Thuận (Quảng Nam) chia sẻ với hầu hết các ý kiến về tính chưa phù hợp của luật này. “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, để giải quyết nó phải cần cả một hệ thống luật pháp chứ không phải là một đạo luật. Nếu QH thông qua, thì phải chấp nhận chung chung như hầu hết các ý kiến của các ĐB đã nêu. Một luật mà bao trùm hết cả đời sống xã hội thì không thể cụ thể được”- ĐB Thuận nói.

ĐB Thuận rất đồng ý với các ý kiến cho rằng, đây là một Luật nhưng lại được chuyển từ một nghị quyết sang. 4/8 chương của luật này quy định về tiết kiệm năng lượng theo ngành, như chương VI là hộ gia đình, cá nhân; chương VII là các cơ quan đơn vị, dự án đầu tư…Quy định như thế là bất hợp lý. Vì một cơ sở đầu tư, một đơn vị đều có thể ở 4 lĩnh vực ngành đó thì biết áp dụng thế nào đây?

Trong khi đó, một số ĐB khác yêu cầu việc tiết kiệm năng lượng phải đồng thời thúc đẩy SX, nâng cao được đời sống của người dân chứ không phải tiết kiệm là làm cho cuộc sống vật chất, tinh thần của người dân kém đi. ĐB Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nói: “Luật giao cho Bộ NN-PTNT nghiên cứu phát triển cây trồng làm nguyên liệu sinh học là chưa rõ ràng và không mang tính chiến lược. Trên thế giới hiện nay người ta đang pha 10% Ethanol vào xăng được SX từ mía và 5% Diezen sinh học được SX từ đậu tương. Nếu chúng ta có chiến lược, và đầu tư mạnh cho chiến lược này thì mỗi năm chúng ta sẽ tiết kiệm được hàng triệu tấn nhiên liệu. Và không chỉ có thế, chúng ta sẽ thúc đẩy được phát triển nông nghiệp hàng hóa, mang lại hiệu quả cao, nâng cao được đời sống của nông dân, nông thôn. Đó cũng là thực hiện tốt nghị quyết TƯ7 của BCH TƯ về Nông nghiệp – Nông dân – Nông thôn”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội Lương Phan Cừ: Vai trò của Chủ tịch UBND tỉnh ở đâu? 

Điều hành của ngành điện phải có nhãn quan, phải hỗ trợ cho người dân trong điều kiện tốt nhất mình có thể. Mà người nông dân đang đối mặt với đầy ắp khó khăn là dịch bệnh trên gia súc gia cầm, trên cây lúa, hạn hán…nên càng phải cân nhắc khi cấp điện. Mặt khác, chính quyền phải nghe người dân và đề nghị ngành điện chọn phương án cắt điện chỗ nào là hợp lý. Cái đó là vai trò của Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, từ thực tế ở Thái Bình, người nông dân SX thuần hạt gạo hiện nay đang rất khó khăn. Dù nước ta đứng thứ 2 thế giới về XK gạo nhưng giá thấp. Nếu Thái Bình mãi trồng lúa thế này thì rất khó nâng cao đời sống của dân được. Còn nếu luật quy định về vấn đề này và TƯ có quan điểm rõ ràng hơn, mạnh dạn đưa các loại cây trồng SX nguyên liệu sinh học vào thì Thái Bình sẽ hưởng ứng ngay.

Thuế nhà đất: 2 lần cho ý kiến chưa ngã ngũ

Cũng trong ngày hôm qua 25/5, QH thảo luận tại hội trường về Luật Thuế nhà, đất. Dự án Luật này đã được QH cho ý kiến tại kỳ họp trước. Trên cơ sở thu thập ý kiến của cử tri, trong báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban TVQH về dự án Luật này nêu rõ: Trước mắt chưa nên đưa nhà ở vào diện chịu thuế với những lý do trước hết là chưa có sự đồng thuận của nhân dân. Áp dụng thuế nhà ở thực chất là áp dụng thuế tài sản, nhưng thực tế ngoài nhà ở còn có nhiều tài sản giá trị còn lớn hơn giá trị xây dựng của nhiều loại nhà như ô tô, máy bay, tàu thủy...Nếu chỉ áp dụng thuế tài sản đối với nhà ở thì chưa bảo đảm tính hợp lý, công bằng. Mặt khác tại thời điểm hiện nay, việc thực thi thu thuế đối với nhà ở chưa có đủ điều kiện bảo đảm đồng bộ. Do vậy Uỷ ban TVQH kiến nghị chưa đưa nhà ở vào diện chịu thuế, nên tên của Luật này đề nghị gọi là “Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp”.

ĐB Trần Du Lịch (TP HCM), Ngô Văn Minh (Quảng Nam) và nhiều ĐB khác cho rằng, Luật thuế nhà, đất là công cụ tài chính để “đánh” vào đầu cơ, đánh vào những người có nhiều nhà đất, chứ không nên đánh vào dân. “Không đánh thuế nhà, ta tưởng bảo vệ dân nhưng còn “nhà” đầu cơ thì được hưởng lợi. Đề nghị QH giám sát chặt tình trạng bỏ đất hoang của “nhà” đầu cơ và đánh thuế vào đối tượng này, bởi họ là nguyên nhân đẩy tình trạng giá đất lên quá cao so với mặt bằng”- ĐB Lịch nói.

ĐB Nguyễn Duy Hữu (Đăklăk) cho rằng, cần xem lại đất ở của các cơ sở tôn giáo đang sử dụng lại cắt một phần cho thuê. Đã cho thuê đất thì phải có nghĩa vụ nộp thuế. ĐB Đồng Hữu Mạo (TT-Huế) tán thành việc miễn thuế cho cha mẹ liệt sĩ. Ông cũng đề nghị không nên miễn giảm thuế cho vợ, chồng liệt sĩ đã tái giá, nên miễn thuế cho cha mẹ nuôi liệt sĩ (cha mẹ nuôi đã được xã hội công nhận). ĐB Cao Sỹ Lầu (Cao Bằng) đối với đất lấn chiếm, luật áp dụng mức thuế suất chung là 0,15% là quá thấp. “Tôi đề nghị bỏ ngay điều này bởi lấn chiếm đất là vi phạm pháp luật. Đã vi phạm lại cho nộp thuế chẳng khác “khuyến khích” lấn chiếm đất”- ông Lầu phát biểu.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm