| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ khôi phục chăn nuôi sau lũ

Thứ Hai 20/03/2017 , 10:05 (GMT+7)

Tập thể cán bộ nhân viên Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã ủng hộ số tiền 470 triệu đồng cho những hộ nghèo mua con giống gia súc, gia cầm.

06-32-58_1
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi trao gà giống cho người dân xã Phước Quang
 

Hưởng ứng thư kêu gọi ủng hộ người dân vùng lũ của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng viết trong 5 cơn lũ kinh hoàng xảy ra trên địa bàn tỉnh này vào cuối năm 2016, tập thể cán bộ nhân viên Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã ủng hộ số tiền 470 triệu đồng cho những hộ nghèo mua con giống gia súc, gia cầm.

Sở NN-PTNT Bình Định đã tiếp nhận khoản hỗ trợ nói trên vào cuối tuần qua tại UBND xã Phước Quang (huyện Tuy Phước).

Ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết, 5 đợt lũ kinh hàng xảy ra vào cuối năm 2016 vừa qua đã gây thiệt hại cho Bình Định đến 1.300 tỷ đồng, riêng lĩnh vực chăn nuôi cũng bị thiệt hại rất nặng nề. Tổng thiệt hại tính trên số gia súc, gia cầm bị chết và bị cuốn trôi theo lũ là trên 73 tỷ đồng, 2 địa phương bị tổn thất về chăn nuôi nặng nề nhất là xã Nhơn Lộc (TX An Nhơn) và xã Phước Quang (huyện Tuy Phước).

“Nguồn hỗ trợ về con giống gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi của Viện Chăn nuôi là sự chia sẻ vô cùng đáng quý giúp người dân vùng lũ có điều kiện khôi phục chăn nuôi, nhất là đối với những hộ nghèo”, ông Hùng nói.

06-32-58_3
Người chăn nuôi ở xã Phước Quang hớn hở với những con gà giống mới được nhận

 

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi chia sẻ: “Để sẻ chia phần nào những thiệt hại to lớn của người dân vùng lũ Bình Định, Viện Chăn nuôi đã phát động đợt vận động các đơn vị và cá nhân trong toàn khối viện, phát huy tinh thần tương thần tương ái, giúp đỡ người dân vùng lũ bằng những việc làm thiết thực về tinh thần và vật chất. Chúng tôi hy vọng khoản hỗ trợ ít ỏi này sẽ góp phần giúp bà con khắc phục phần nào thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống”.

Cụ bà Nguyễn Thị Sinh (80 tuổi), một hộ nghèo ở thôn Tân Điền, xã Phước Quang vô cùng mừng rỡ khi được nhận hỗ trợ 1 hộp gà giống 102 con và 1 bao thức ăn chăn nuôi. Con cái của cụ ai cũng có gia đình và ở riêng, cụ Sinh sống một thân một mình, chăn nuôi bầy gà vài ba chục con kiếm thu nhập chạy chợ hàng ngày. Sau 5 đợt lũ xảy ra vào cuối năm 2016, toàn bộ số gà cụ Sinh nuôi trong chuồng đều bị cuốn trôi theo lũ. Nhìn chuồng gà trống hoác cụ rất buồn, nhưng không lấy đâu ra tiền mua con giống thả nuôi lại. Giờ vừa được nhận con giống vừa được nhận thức ăn cho gà, cụ vui không kể xiết. “Một trăm con gà đối với tui là quá nhiều, chưa bao giờ tui có đàn gà lớn đến như vậy. Chúng mà lớn đều, sinh sôi nảy nở thì tui không lo đến tiền đi chợ hàng ngày nữa”, cụ Sinh vui vẻ tâm sự.

Cụ Man Đình Hùng (75 tuổi), chủ hộ cận nghèo ở Lục Ngãi, xã Phước Quang cảm động nói: “Đợt lũ cuối năm vừa qua nền nhà tui vô nước tới ống quyển, ngoài vườn thì nước lút chách. Chuồng gà nuôi 50 con toàn bộ bị cuốn trôi theo lũ. Từ đó đến giờ tui vẫn chưa có tiền mua giống thả lại, nhà quê mà không nuôi con gà con vịt thì không có tiền chạy chợ. Bây giờ được hỗ trợ cả gà giống lẫn thức ăn, tui mừng lắm!”.

06-32-58_2
Cụ Man Đình Hùng (người đi trước) phấn khởi khi được nhận gà giống

 

Theo ông Đào Văn Hùng, ngành nông nghiệp Bình Định sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành chức năng và chính quyền các địa phương chọn đúng đối tượng; lựa chọn các loại con giống tốt, tổ chức tập huấn hướng dẫn người dân quy trình kỹ thuật đầu tư chăm sóc vật nuôi hiệu quả.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất