| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ nghề cho nông thôn

Thứ Năm 08/12/2011 , 10:07 (GMT+7)

Chi cục Phát triển nông thôn Long An đã triển khai dự án hỗ trợ máy may công nghiệp cho 32 hộ nghèo ở huyện Thạnh Hóa vào đầu năm 2011.

Chi cục Phát triển nông thôn Long An đã triển khai dự án hỗ trợ máy may công nghiệp cho 32 hộ nghèo ở huyện Thạnh Hóa vào đầu năm 2011. Mỗi hộ được nhận một chiếc máy may trị giá trên 4 triệu đồng và được hướng dẫn cách sử dụng.

Sau 5 tháng kể từ ngày chuyển giao máy may hỗ trợ, chúng tôi có dịp gặp lại những hộ tham gia dự án. Điều đầu tiên mà mọi người có thể nhận thấy ngay đó là sự vui mừng được thể hiện rất rõ trên khuôn mặt từng người.

Đến thăm gia đình chị Phạm Thị Xuyến ở ấp 2, xã Thủy Tây là một trong các hộ được hỗ trợ máy may, chị tâm sự: Từ ngày nhận máy, gia đình đã có thêm một khoản thu nhập ổn định. Chị giải thích điều mà chị gọi là ổn định có nguyên cớ bởi thời gian đầu khi mới nhận máy chị chưa sử dụng thành thạo và cũng chưa quen may sản phẩm bao tay nên tháng đầu chỉ may được khoảng 600 cặp và với định mức gia công 450 đồng/cặp thì khoản tiền được thanh toán trên dưới 270 ngàn đồng.

Tuy nhiên, khi đã thuần thục thao tác may như hiện nay thì gia đình chị có thể giao cho cơ sở khoảng 1.500 cặp bao tay hàng tháng, tương ứng với 675 ngàn đồng. Ngoài ra, cơ sở thuê gia công đảm bảo tiêu thụ thường xuyên sản phẩm nên giờ đây khoản thu nhập gia công của chị có đều đặn trên 600 ngàn đồng mỗi tháng. Số tiền này tuy không lớn nhưng rất đáng kể đối với hoàn cảnh gia đình chị trước nay toàn bộ thu nhập có được chỉ từ 5 công ruộng lúa cộng với tiền làm thuê của chồng để cả nhà sinh sống và lo chuyện học tập cho 3 đứa con.

Khác với chị Xuyến, chị Trúc đã từng có kinh nghiệm trong nghề may công nghiệp trước đây và có lẽ vì thế nên gia đình chị có thể may đến 2.500 cặp bao tay hàng tháng, trị giá gia công khoảng 1,2 triệu đồng/tháng.

Chị Trúc cho biết: Mức thu nhập này thấp hơn so với hồi còn làm ở xí nghiệp, khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, khi đi xa thì phí tổn cho các khoản thuê nhà trọ, đi lại khá lớn nên thực tế cũng không còn được bao nhiêu. Vì vậy, may gia công bao tay tại nhà như hiện nay thì không phải tốn các khoản chi phí như khi đi làm xa mà còn có thời gian để phụ giúp gia đình làm ruộng, chăm sóc con cái tốt hơn. Chị cho biết thêm, việc may bao tay không khó, chỉ cần làm qua trong vòng 2-3 tháng sẽ thành thạo và đạt năng suất cao.

Ngoài việc may gia công bao tay đã có một số hộ liên hệ được với các cơ sở gia công may khác như chị Nguyễn Thị Phượng ở ấp 1, xã Thủy Tây đang may gia công quần áo trẻ em, giúp gia đình có thêm trên dưới 400 ngàn đồng hàng tháng. Hiện nay có nhiều xí nghiệp, cơ sở may áp dụng phương thức gia công sản phẩm tại gia đình người lao động như một cách để giảm chi phí đầu tư cơ xưởng, quản lý nhân công và cả chi phí đào tạo nên một bộ phận lao động ở nông thôn có việc làm thuận tiện tại chỗ. 

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất