| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ phát triển SX nông nghiệp

Thứ Hai 13/10/2014 , 09:35 (GMT+7)

Theo Nghị quyết 30a/2008/NQCP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thì chính sách hỗ trợ sản xuất như sau:

Bạn đọc xin được giấu tên hỏi:

Xã em được huyện phê duyệt kinh phí hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo chương trình 30a của Chính phủ, thông qua việc hỗ trợ giống cây trồng và vật tư nông nghiệp.

Xã đã làm hồ sơ theo nguyện vọng của nhân dân là lấy lúa giống và phân bón NPK. Tuy nhiên, huyện yêu cầu là phải lấy phân bón viên nén dúi sâu (không được lấy phân NPK) cho lúa thì mới phê duyệt hồ sơ. Xin hỏi huyện làm vậy có đúng không?

Trả lời:

Theo Nghị quyết 30a/2008/NQCP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thì chính sách hỗ trợ sản xuất như sau:

Đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hoá hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha khai hoang; 5 triệu đồng/ha phục hoá; 10 triệu đồng/ha ruộng bậc thang.

Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; ưu tiên hỗ trợ trồng lúa lai, ngô lai.

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại Nhà nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.

Nghị quyết cũng quy định các địa phương có trách nhiệm:

Chủ tịch UBND các tỉnh có huyện nghèo, căn cứ Nghị quyết này tổ chức phê duyệt Đề án của các huyện nghèo; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, bố trí đủ vốn đầu tư cho các huyện nghèo trong tổng mức vốn được phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch hàng năm của các huyện nghèo; hàng năm tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ.

UBND các huyện nghèo căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước để xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp nhu cầu từ dưới lên, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trình UBND tỉnh phê duyệt; chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã; thành lập ban chỉ đạo của huyện (gồm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp) để chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án.

UBND các xã xây dựng kế hoạch hàng năm có sự tham gia của người dân trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện.

Từ quy định nêu trên thì việc huyện yêu cầu xã phải lấy nguồn phân bón khác không theo nguyện vọng của nhân dân thì phải xem cụ thể, song quan trọng nhất là chất lượng phân bón đó phải đảm bảo để phát triển sản xuất, tăng năng suất cây trồng nhằm xóa đói giảm nghèo.

Vì vậy bạn cần xem xét thực tế ở địa phương, nếu thấy nguồn phân bón không đảm báo chất lượng thì nhân dân phải có ý kiến với huyện và tỉnh để việc hỗ trợ cho hộ nông dân giống và phân bón đảm bảo chất lượng, tăng năng suất cây trồng và thực sự giúp dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm